xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đốt vàng mã: Bỏ được không?

VU GIA (Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam)

Qua ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta chịu ảnh hưởng không ít từ văn hóa Trung Hoa cổ đại - cái tốt cũng lắm, cái xấu cũng chẳng thiếu. Một trong những cái xấu tồn tại cho đến ngày nay là tục đốt vàng mã

Cuộc sống từng bước khá hơn, con người cũng có những suy nghĩ lớn hơn. Khổng Tử (551-479 TCN) viết: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, dương sao âm vậy.

Đến đời Hán, Nguyên Hưng nguyên niên (105), ông Thái Lĩnh bắt đầu lấy cây dó và vải rách, lưới rách làm ra giấy. Có giấy, ông Vương Dũ liền chế ra vàng bạc, áo quần... bằng giấy để cúng rồi đốt thay thế cho vàng bạc và đồ dùng thật khi tang ma, tế lễ. Sách Thông giám cương mục chép: “Vì vua Huyền Tôn mê thuật quỷ thần mới dùng ông Vương Dũ làm quan Thái thường bác sĩ để coi việc chế vàng mã dùng khi nhà vua có tế lễ. Chúng ta có thể liệt Vương Dũ vào hàng thủy tổ nghề vàng mã được”.

Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, xuất bản năm 1915, phản ánh tình trạng “nhà thì đốt mã tại gia, nhà thì đốt mã tại chùa... Có nhà sắm mã tốn đến năm bảy chục, một vài trăm bạc”.

Vậy có phải đạo Phật khuyến khích tín đồ đốt vàng mã?

Thượng tọa - TS Thích Đồng Bổn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, cho biết vào đời Đường Đại Tôn (762), lúc Phật giáo cực thịnh ở Trung Quốc, có vị sư tên là Đạo Tăng tâu với vua Đại Tôn rằng rằm tháng bảy là ngày của Diêm vương ở âm phủ xét tội, do đó nhà vua nên sức cho thiên hạ trong lễ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng bảy đốt nhiều vàng mã để cúng cho các vong nhân...

 

Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM - thăm hỏi và lì xì cho các em thiếu nhi trong buổi gặp gỡ
Đốt vàng mã ở đền thờ Bà chúa Kho   Ảnh: Yến Anh

Vua thấy việc này cũng hợp với lòng dân nên hạ chiếu cho thiên hạ. Thế là nhân dân Trung Hoa theo đó mà làm. Nhưng chẳng bao lâu, việc đốt vàng mã trong các ngày lễ của Phật giáo bị chư tăng công kích bài trừ bởi chính nghĩa ngày rằm tháng bảy theo kinh sách Phật giáo là ngài Mục Kiền Liên - đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca - tu chứng được 6 phép thần thông, thấy mẹ là bà Thanh Đề bị đọa ở địa ngục nhưng không sao cứu được mẹ bèn cầu Phật Tổ. Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông đến đâu chăng nữa cũng không thể cứu được tội nghiệp cho thân mẫu của ông được. Ngày rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư Phật hoan hỷ, ngày của chư Tăng hành đạo tự tứ. Ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dường chư tăng. Các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát”. Chỉ thế thôi, chứ không thấy nơi nào Phật dạy đốt vàng mã khi cúng gia tiên và cúng trong các ngày lễ.

Một bài viết của Hòa thượng Tố Liên viết cách đây hơn 50 năm cho hay trong sách Trực ngôn cảnh giáo của Tàu có kể chuyện Vương Luân, dòng dõi của Vương Dũ, thấy nghề vàng mã có nguy cơ sập tiệm vì dân chúng nghe lời chư tăng, không còn mấy người đốt vàng mã nữa, nên bàn với các đồng nghiệp âm mưu phục hưng nghề vàng mã.

Họ cho một người giả cách ốm mấy hôm, rồi tin chết được loan ra. Cái xác giả chết kia lập tức được khâm liệm vào quan tài, đã có lỗ hổng và sẵn sàng thức ăn, nước uống. Đương khi họ mạc, xóm làng đến thăm viếng đông đúc, Vương Luân với một lũ người đem trăm ngàn thứ đồ mã đến cúng, có cả hình nhân thế mạng nữa.

Họ bày đàn cúng các quan thiên phủ, địa phủ và nhân phủ. Khi mọi người đang xì xụp khấn vái, bỗng trăm ngàn mắt như một, trông thấy hai năm rõ mười, cỗ quan tài rung động lên. Bấy giờ, Vương Luân đã đứng sẵn bên quan tài.

Chàng giả chết kia cũng lò dò ngồi dậy, giả vờ ngơ ngơ ngác ngác, trông trước trông sau, mới bước từ quan tài ra với điệu bộ như người chết đi sống lại, rồi thuật lại chuyện với công chúng rằng: “Các thần thánh vừa nhận được hình nhân thế mạng cho tôi, với tiền bạc và đồ mã, nên mới tha cho ba hồn, bảy vía của tôi được phục sinh về nhân thế”.

Thế là người ta lại tin và... tích cực đốt vàng mã.

Hiện nay, một số chùa còn đốt vàng mã. Theo một số vị tỳ kheo là tùy duyên để hóa độ chúng sanh, chứ không thể nói bỏ là bỏ ngay được!

 

Chúng ta còn cũ lắm!

Năm 1932, trên Báo Khoa học, Nguyễn Công Tiểu (1892-1976) có bài viết: Đồ mã. Tác giả viết: “Mấy năm gần đây, ở xứ ta có một nghề rất phát đạt, ấy chính là nghề đồ mã. Sở dĩ nghề ấy được phát đạt vì nghề ấy dễ học, vì vật liệu dễ mua, nhất là vì nhiều người tiêu thụ. Tuy đồ mã đã có từ lâu nhưng nay mỗi ngày tiêu thụ tăng lên là tại trước kia chỉ những người có lòng tin mới dùng mà thôi, bây giờ lắm người vì sĩ diện mà cúng đồ mã vì trong tâm thực chẳng có lòng tin”.

Bài viết xuất bản hơn 80 năm, nay đọc lại thấy như mới viết còn tươi màu mực. Điều này cho thấy chúng ta còn cũ lắm!

Ngọc Phúc (quận Phú Nhuận, TP HCM)

 

Xe khách BKS 51B-051.25 chở vượt quá quy định 20 người

Buôn bán vàng mã ở chợ Bà Chiểu (TP HCM)   Ảnh: Hoàng Triều

 

“Đó là trò mê tín dị đoan”

Gần Tết Nguyên đán Ất Mùi, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác quản lý lễ hội, trong đó có nội dung yêu cầu quản lý đối với việc đốt vàng mã.

Thực tế, việc đốt vàng mã không chỉ trong phạm vi cúng kiếng, lễ hội mà thậm chí còn lan sang cả các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, công ty qua các lễ khởi công, khánh thành... Có những ngôi chùa một mùa Tết đốt hàng trăm triệu đồng vàng mã!

Đốt vàng mã trong những năm gần đây đã trở thành một “phong trào”. Người ta đua nhau đốt cả nhà lầu, xe hơi, đô-la, iPhone đời mới... cho người quá cố vì cho rằng “dương sao âm vậy”. Nhiều đám tang đi qua, vàng mã bay mù trời. Có những thống kê chỉ ra rằng mỗi năm cả nước đốt khoảng 50.000 tấn vàng mã. Chỉ riêng Hà Nội, mỗi năm đốt khoảng vài trăm tỉ đồng vàng mã. Nếu cộng cả nước sẽ là một số tiền lãng phí không nhỏ.

Lâu nay, nhiều bậc cao tăng đạo cao đức trọng của Phật giáo đều lên tiếng phê phán hiện tượng lạm dụng đốt vàng mã. Hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt), trong nhiều bài giảng pháp đã kêu gọi Phật tử không nên đốt vàng mã. Cố Hòa thượng Thích Thanh Tứ - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình) - cũng đã từng lên tiếng chỉ trích việc lạm dụng đốt vàng mã và kêu gọi bỏ dần rồi bỏ hẳn.

Không phải đến nay mà từ năm 1952, Hòa thượng Tố Liên, bậc tu hành nổi tiếng, người đưa lá cờ Phật giáo về nước - nay là đạo kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã viết trên Báo Đuốc Tuệ và cho rằng đó là một trò mê tín dị đoan: “Xin hỏi trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáo và Nho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào? Nếu các ngài tìm thấy, bần tăng này xin cam tâm vào địa ngục để chịu lấy vong hữu. Nếu không tìm thấy tục đốt vàng mã do Phật giáo hay Nho giáo truyền dạy, một lần nữa bần tăng thiết tha yêu cầu các ngài bỏ tục vàng mã đi”.

Tục lệ đốt vàng mã đã có từ lâu đời và ăn sâu bén rễ trong tâm thức của người Việt. Vả chăng, với truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên người Việt tìm những cách thức khác nhau để bày tỏ tấm lòng với người đã khuất. Bởi lẽ ấy, để bài trừ một tục lệ lâu đời không dễ và không phải một sớm một chiều có thể thực hiện. Việc đốt vàng mã với một lượng vừa phải mang ý nghĩa tượng trưng sẽ giúp giải tỏa tâm lý của người sống đối với người đã khuất “dương sao âm vậy”. Thế nhưng, lạm dụng việc đốt vàng mã vô tội vạ như hiện nay là điều không phù hợp với cuộc sống văn minh, hiện đại chút nào.

Vũ Trung Kiên (Học viện Chính trị khu vực 2; quận 9, TP HCM)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo