xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp mong được nới điều kiện vay vốn

Hà Linh

Nếu cứ giữ tiêu chuẩn như hiện nay thì doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Sau nhiều đợt giảm lãi suất theo tín hiệu lạm phát, cộng đồng doanh nghiệp (DN) hiện nay không còn thắc mắc về chuyện lãi suất, mà chỉ mong muốn được tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.

35% DN không tiếp cận được vốn

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy tín dụng đã nhích lên từ đầu quý II. Tính đến tháng 4, tín dụng với nền kinh tế đã tăng 0,62%, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,93%, huy động vốn tăng 3,09% so với tháng 12-2013. Tuy nhiên, cho vay các DN nhỏ và vừa (NVV) trong 2 tháng đầu năm lại giảm gần 2% và đến nay vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), vẫn có khoảng 35% DN không vay được vốn, trong đó chủ yếu là DNNVV.

Doanh nghiệp mong được nới điều kiện vay vốn. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: NGUYỄN HẢI
Doanh nghiệp mong được nới điều kiện vay vốn. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: NGUYỄN HẢI

Mặc dù các DNNVV có thêm kênh huy động vốn là Quỹ Bảo lãnh tín dụng với mục đích tạo điều kiện để DN vay vốn nhưng đến nay mức độ giải ngân bằng hình thức bảo lãnh rất thấp. Nguyên nhân theo cơ chế hiện hành, giải ngân bằng hình thức này có rủi ro cao, điều kiện cho vay lại chặt chẽ. Nhiều quỹ phát triển DNNVV đã được thành lập nhưng chưa thể đi vào hoạt động vì điều kiện cho vay là DN không có nợ xấu, phải có tài sản thế chấp, chỉ có phương án sản xuất kinh doanh tốt là chưa đủ. Trường hợp không đặt ra những điều kiện nói trên thì lại yêu cầu ngân hàng thương mại nhận ủy thác từ quỹ này phải chịu trách nhiệm rủi ro đối với dự án đã cho vay. Với các quy định ngặt nghèo như vậy, dòng vốn cho vay DNNVV dù là lĩnh vực ưu tiên cũng chưa thể được khơi thông.

Không giảm lãi khoản vay cũ thì doanh nghiệp càng khó hơn

TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, cho biết mong muốn của cộng đồng DN hiện nay là được nới điều kiện vay vốn. “Nếu cứ giữ tiêu chuẩn như hiện nay thì DN rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Song nếu vận dụng chính sách, nới lỏng điều kiện cho vay, ngân hàng phải chịu trách nhiệm nếu có rủi ro thì bản thân ngân hàng thương mại không dám làm. Ví dụ chương trình 1.000 tỉ đồng đang cần cho đánh bắt xa bờ - một nghề có nhiều rủi ro, vì vậy Chính phủ phải tham gia, phải bảo đảm để ngân hàng có thể nới lỏng điều kiện cho vay, giúp DN tiếp cận được vốn. Nếu cứ để ngân hàng - doanh nghiệp đối diện với những khó khăn này thì không thể giải ngân được”.

Một trong những vấn đề cần tháo gỡ hiện nay để giảm khó khăn cho DN là lãi suất. Trong thực tế mới chỉ giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới. Còn  những khoản vay cũ lãi suất cao mặc dù có chủ trương giảm nhưng không thể đồng loạt làm ngay. Nguyên nhân vì mỗi ngân hàng thương mại có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau, cách tính lãi khác nhau, chất lượng tín dụng khác nhau, không thể đồng loạt giảm lãi suất mà phải phân loại nợ và có lộ trình. Không giảm  được lãi suất khoản vay cũ thì DN đã khó càng khó hơn. TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng việc xử lý nợ xấu theo Quyết định 780 và lùi thông tư 02 là một thành công. Nhưng nợ xấu này thực tế chỉ là đẩy lùi khoản nợ này lại để hỗ trợ hiện tại. Vấn đề đáng quan tâm là nợ xấu  được xử lý qua Công ty Quản lý tài sản (VAMC) mua lại sau này sẽ được bán lại như thế nào. Vì nguồn lực trong nước không đủ mua, bán cho người nước ngoài lại vướng ở chính sách và cơ sở pháp lý. Trong nợ xấu, có tài sản là đất. Với quan điểm đất đai là tài sản toàn dân, tài sản này không được bán, chỉ giao cho DN sử dụng vào việc sản xuất kinh doanh, vậy khi người nước ngoài mua nợ xấu có tài sản là đất, không  được bán thì họ sẽ không mua vì mua nợ mà không bán đi được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo