xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mía đường còn khó

GIA CÁT

Cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp đường đều bế tắc nên khó khăn của ngành đường sẽ còn tiếp diễn trong những mùa vụ tới

Năm nay, doanh nghiệp (DN) ngành mía đường phải đối mặt với kết quả không ngọt ngào, sắp kết thúc năm nhưng lợi nhuận đạt rất thấp. Điều gì khiến lợi nhuận các DN mía đường sụt giảm nhanh chóng?

Lợi nhuận giảm mạnh

Kết quả kinh doanh quý III vừa công bố của DN trong ngành cho thấy chỉ có Công ty CP Mía đường Sơn La (mã chứng khoán SLS) lợi nhuận tương đối ổn, lợi nhuận ròng sau 9 tháng đạt 66 tỉ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Các DN còn lại đều sụt giảm đáng kể.
 
Ngay cả Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS), vốn có vùng nguyên liệu lớn nên những năm trước đạt lợi nhuận rất cao nhưng năm nay cũng không thoát khỏi khó khăn. 9 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng của LSS mới chỉ đạt 75 tỉ đồng, bằng 1/3 so với chỉ tiêu đề ra hồi đầu năm.
img
Đường nhập lậu gây khó khăn cho các DN mía đường trong nước. Ảnh: TẤN THẠNH
Công ty CP Đường Bourbon Tây Ninh (SBT) mặc dù được đầu tư công nghệ hiện đại và có quy mô lớn nhất trong số các DN mía đường đang niêm yết, được nhiều người kỳ vọng nhất nhưng lợi nhuận 9 tháng giảm 36% so với cùng kỳ, dù doanh thu thuần tăng 3%. Các đơn vị khác lợi nhuận cũng giảm mạnh so với cùng kỳ như: Công ty CP Đường Kon Tum (KTS) giảm 66%, Đường Biên Hòa (BHS) giảm 9%, Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) giảm 34%...

Thế giới sẽ thừa hơn 8 triệu tấn đường

Năm ngoái, dù kinh tế khó khăn nhưng các DN ngành mía đường vẫn “ăn nên làm ra” nên nhiều DN tăng giá mua mía cho dân. Do giá mía chiếm 80% giá thành sản phẩm đường nên khi giá nguyên liệu tăng lên thì giá vốn càng lên cao. Khủng hoảng kinh tế kéo dài, sức mua thị trường xuống thấp, giá đường bán trên thị trường giảm mạnh khiến DN giảm lợi nhuận. Đại diện LSS cho biết thời gian qua công ty đã phải giảm từ 10% - 15% giá bán nhưng vẫn khó tiêu thụ.

Chuyên viên phân tích của một công ty chứng khoán lớn tại TPHCM cho biết theo thống kê trên cả nước, giá đường từ đầu năm đến nay giảm trung bình 15%. Ngoài nguyên nhân sức mua trong nước yếu thì đường nhập lậu, chủ yếu từ Thái Lan, cũng tạo nên sức ép lớn cho DN đường. Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam mỗi năm khoảng 300.000 tấn, bằng 1/3 sản lượng trong nước. Điều này càng làm cho DN sản xuất đường thêm khó khăn.

Công ty Nghiên cứu Czarnikow Group dự báo cung đường toàn thế giới sẽ thừa hơn 8 triệu tấn trong mùa vụ 2012-2013 và sẽ còn dư thừa trong thời gian dài. Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, có sản lượng gấp 4 lần Thái Lan, sẽ còn tiếp tục mở rộng diện tích trồng mía.
 
Ông Hoàng Nhâm Nam, Phó Trưởng Phòng Kinh doanh và Tiếp thị, Công ty CP Đường Biên Hòa, lo ngại: Cả đầu vào và đầu ra hiện nay của DN đường đều bế tắc nên khó khăn của ngành đường không chỉ là tình trạng ngày một ngày hai mà nó sẽ còn tiếp diễn trong những mùa vụ tới. Các DN đường hiện đang có lượng hàng tồn kho lớn trong khi vụ mùa ép mía mới đã tới, càng tăng áp lực giảm giá bán để tiêu thụ hàng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo