xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Niềm tin nội tệ tăng lên

Hà Linh

Không nên lấy mục tiêu dùng tỉ giá để hỗ trợ xuất khẩu, vì nó không đem lại kết quả tích cực về thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu

Với sự điều hành đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2013 tỉ giá không còn “nhảy múa”. Niềm tin vào đồng nội tệ tăng lên khi tình trạng đô la hóa giảm đáng  kể, tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ còn chiếm không đến 15% tổng dư nợ tín dụng. Song giới chuyên gia lại cho rằng việc neo tỉ giá đang là một điểm nghẽn lớn và rất khó tháo gỡ.

Điều chỉnh tỉ giá không quá 1%

Cuối năm 2013, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công bố cả năm 2014 điều chỉnh tỉ giá biên độ không quá 2%. Do những tín hiệu tích cực từ hồi phục kinh tế, tháng 4 vừa qua, NHNN đưa ra thông điệp mới là từ nay đến cuối năm điều chỉnh tỉ giá không quá 1%. “Điều chỉnh” có nghĩa là tăng hoặc giảm trong biên độ được tuyên bố nhưng trong thực tế, tỉ giá chỉ điều chỉnh một chiều tăng, tức là VNĐ mất giá so với USD và chưa bao giờ có tình huống ngược lại. Tùy vào diễn biến thực tế, có khi NHNN không điều chỉnh hết biên độ dự báo. Ví dụ năm 2013, NHNN tuyên bố điều chỉnh tỉ giá trong biên độ từ 1%-3% nhưng thực tế cả năm chỉ điều chỉnh 1% vào giữa năm dù không ít thời điểm áp lực tăng tỉ giá gây nhiều sóng gió trên thị trường. Đây là một thành tích rất đáng kể vì trước đó, tỉ giá từng “nhảy múa” trong thời gian dài, nhà điều hành cũng bị động nên điều hành giật cục, tạo những cú sốc cho thị trường. Chẳng hạn, tháng 11-2009, NHNN tăng tỉ giá USD/VNĐ thêm 5,44%, đến tháng 2-2010 tiếp tục tăng thêm 3,36% và tăng kỷ lục thêm 9,3% trong lần điều chỉnh vào tháng 2-2011.

Tỉ giá ngoại tệ ổn định giúp tăng niềm tin cho VNĐ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Ảnh: INTERNET
Tỉ giá ngoại tệ ổn định giúp tăng niềm tin cho VNĐ. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: INTERNET

Với cách điều hành công khai bước đi tỉ giá ngay từ đầu năm, doanh nghiệp yên tâm xây dựng kế hoạch kinh doanh, tránh được cú sốc đang lãi thành lỗ vì tác động của các bước tăng tỉ giá quá mạnh, đồng thời nền kinh tế cũng tránh được sức ép gia tăng lạm phát.

Sự bình yên tỉ giá chỉ là bề  nổi?

Nhưng có ý kiến cho rằng sự bình yên của tỉ giá vẫn chỉ là bề  nổi? Giới chuyên gia cho rằng tỉ giá thực đang có sự dịch chuyển mà nói như PGS-TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị thế giới, thì “nhắm mắt cũng có thể thấy động nội tệ đang cao giá”. Khi đồng nội tệ cao giá, càng hội nhập hạ hàng rào thuế quan thì càng bất lợi.

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, chế độ tỉ giá đánh giá cao đồng nội tệ có tác động khuyến khích nhập khẩu, ít hỗ trợ sản xuất trong nước và không thúc đẩy xuất khẩu. Việc neo tỉ giá quá lâu và có xu hướng đánh giá cao đồng nội tệ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Việt Nam đến nay vẫn chỉ có một nền công nghiệp đẳng cấp thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên và cơ bản là gia công, lắp ráp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng không nên lấy mục tiêu dùng tỉ giá để hỗ trợ xuất khẩu vì trong thực tế, mục tiêu này cho dù phù hợp với kết quả tăng trưởng xuất khẩu nhưng không đem lại kết quả tích cực về thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo