xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thăm Tây Đô - thành nhà Hồ

Theo TGPN

Cuối đời nhà Trần đại thần thái sư Hồ Quý Ly đã có một quyết định táo bạo: Xây kinh đô mới tại Vĩnh Lộc - Thanh Hóa, gọi là Tây Đô. Lấy lý do chống nhà Minh xâm lược, Tây Đô có vị thế hiểm trở, sông núi bao quanh.

Thành nhà Hồ - Ngôi thành cổ bằng đá độc nhất vô nhị vùng Đông Nam Á

Hồ Quý Ly âm mưu cướp ngôi nhà Trần, cho xây kinh đô tại quê hương để lấy chỗ dựa tinh thần, tìm cách tránh xa ảnh hưởng của nhà Trần vẫn còn sâu đậm ở đất Thăng Long. Xây dựng Tây Đô, Hồ Quý Ly đã để lại cho hậu thế một công trình kiến trúc kỳ vĩ bằng đá độc nhất vùng Đông Nam Á và được xây dựng với thời gian kỷ lục - 3 tháng!

Quá trình xây dựng Tây Đô sử sách chỉ viết: “Mùa xuân năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 tức là năm 1397, tháng giêng, Hồ Quý Ly sai Lại bộ Thượng thư kiêm thái sư lệnh Đỗ Tĩnh đi coi đất rồi đo đạc động An Tôn, phủ Thanh Hoa đắp thành đào hào lập nhà tông miếu dựng đàn xã tắc mở đường phố có ý muốn dời đô. Việc 3 tháng thì xong...”. Thành Tây Đô trải qua 700 năm, bị quân Minh tàn phá, cùng với sự phá hoại của con người và thời gian bây giờ chỉ còn lại 4 cổng thành bằng đá xanh (đá granite độ cứng 10) đồ sộ hầu như còn nguyên vẹn. Trong 4 cổng lớn nhất là cổng phía Nam còn gọi là cổng Tiền, gồm 3 vòm cửa, rộng 38 m, vòm giữa cao 10 m. Xưa kia các cánh cổng được làm bằng gỗ lim phiến lớn, phía dưới có bánh xe bằng đá để mở ra đóng vào cho dễ. Thành chia làm 2 lớp. Lớp trong là nội thành, chu vi 1 km2 (mỗi cạnh 1 km); tường thành nội được xây dựng bằng những phiến đá lớn nặng hàng tấn (ở cổng phía Tây có phiến đá dài 5,1 m, rộng 1,59 m, cao 1,3 m nặng hàng chục tấn) được đục đẽo công phu, mép thẳng, mặt nhẵn khi chồng lên nhau không cần vôi vữa chít mạch. Mặt trong và ngoài tường thành xếp đá cao 6 - 10 m, giữa đổ đất nện chặt, mặt thành rộng 4 m đi lại dễ dàng. Riêng các vòm cổng đã được đẽo hình múi cam, ghép rất mịn màng nuột nà mà không cần vữa hồ! Bảo vệ nội thành còn có bức tường thành bằng đất bên ngoài. Dưới chân thành đất trồng tre ken dày và hào sâu ngập nước rộng 50 m bao bọc lấy thành Tây Đô. Giữa hai vòm thành là dinh thự, nhà cửa quan lại và phố xá thị dân buôn bán sinh sống. Đứng trước tòa thành đá Tây Đô, du khách băn khoăn là người xưa đã dựng thành bằng cách nào với phương tiện và kỹ thuật rất lạc hậu thời bấy giờ và chỉ trong 3 tháng! Chỉ bằng vào sức người! Hàng vạn con người đã được huy động! Hàng ngàn chiếc thuyền vận chuyển đá! Hàng ngàn thợ đá giỏi khắp các miền quê được điều tới! Lao động suốt ngày đêm và làm việc cật lực! Một khối lượng công việc khổng lồ trong một khoảng thời gian vô cùng gấp gáp! Đằng sau sức lực, mồ hôi và máu của hàng vạn con người là một cái đầu thông minh, tỉnh táo của một “tổng công trình sư” tính toán chi li từng đầu việc, từng công đoạn và toàn bộ công trình tòa thành. Tưởng tượng về công việc xây thành quả là điều thú vị đối với mỗi du khách khi đến với Tây Đô. Không chỉ tường thành, cổng thành được xây dựng bằng đá, nghe nói lâu đài cung điện trong nội thành chủ yếu cũng được làm bằng đá. Những cột đá đồ sộ chạm hình rồng leo hết sức tinh xảo. Cỏ cả cái sập đá nguyên khối rất lớn được mài nhẵn bóng nổi vân kỳ ảo, tuyệt đẹp... Tất cả đã tan hoang, chỉ còn lại đôi rồng chầu dài 10 m cụt đầu nằm phủ phục đón du khách tham quan...

Có nhiều câu chuyện kể về sự khốc liệt, chết chóc của người dân khi xây thành Tây Đô. Người dân ở đây kể rằng: Sau một đêm xây thành, lúc bình minh ló dạng, người ta nhặt từng rổ ngón tay, ngón chân bị đá chẹt đứt. Một cống sinh tên Trần Công Sỹ làm đốc công được giao xây thành phía Đông. Thành dựng lên đổ xuống nhiều lần, không đúng tiến độ được giao. Trần Công Sỹ bị khép tội đem chôn sống. Nàng Bình Khương, vợ Trần Công Sỹ, nghe tin lặn lội đi tìm chồng, tìm đến nơi thì chồng đã chết. Thương xót chồng, Bình Khương quỳ xuống đập đầu vào tảng đá đến chết kêu oan cho chồng. Sau nhờ phát hiện chỗ thành đó bị mạch sủi, cho đổ đá xuống chèn mới xây được, nỗi oan ức của Trần Công Sỹ mới được giải tỏa. Thương cảm về cái chết của người vợ hiền, dân làng lập đền thờ tại nơi nàng Bình Khương đã tuẫn tiết. Trong đền, nơi hậu cung, còn có viên đá in vết lõm của trán và hai tay nàng. Với niềm thương cảm sâu sắc, người xưa còn dựng bia tưởng nhớ nàng. Tấm bia được đặt phía sau đền hướng lên tấm bia của chồng để hai người được nhìn thấy nhau mãi mãi...

Thành Tây Đô nhà Hồ - Điểm du lịch hấp dẫn

Bị lãng quên suốt mấy trăm năm, thành Tây Đô nhà Hồ đang dần được đánh thức. Tòa thành là dấu tích về sức sáng tạo tuyệt vời của cha ông xưa. Thành nhà Hồ đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của vùng đất Vĩnh Lộc - Thanh Hóa. Tỉnh Thanh Hóa và huyện Vĩnh Lộc đang có kế hoạch đưa Tây Đô trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế. Sắp tới sẽ thu hồi toàn bộ đất canh tác trong nội thành. 132 hộ dân nằm trong khu vực di tích sẽ được đền bù giải tỏa. Một số đoạn hào nước bảo vệ sẽ được phục hiện... Và một điều trùng hợp thú vị đã xảy đến: Gần như cùng lúc phát hiện ra nhiều dấu tích quan trọng của Tây Đô - tại Đốn Sơn các nhà khảo cổ Việt Nam đã đào được hàng ngàn hiện vật quý tại nơi được coi xưa kia là đàn tế của nhà Hồ và tại nội thành, 20.000 hiện vật với nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng nghi vấn là vị trí cung điện chính của nhà Hồ. Công việc khai quật tại nội thành Tây Đô do các nhà khảo cổ Nhật tiến hành sẽ diễn ra 20 năm, hy vọng sẽ cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ, chi tiết về cảnh quan của công trình kiến trúc độc đáo này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo