xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tử Cấm Thành trước cơn lốc thương mại hóa

Đỗ Chuyên (theo AFP)

Người Trung Quốc (TQ) tự hào có Tử Cấm Thành (còn gọi Cố cung) ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được UNESCO xếp loại di sản văn hóa thế giới. Du khách trong nước và nước ngoài tới Bắc Kinh không thể không viếng thăm Tử Cấm Thành.

Quần thể cung điện này đã tồn tại gần 6 thế kỷ (xây dựng từ năm 1406), từng là hoàng cung của 2 triều đại phong kiến Trung Hoa là nhà Minh và nhà Thanh từ đầu thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20.

Tử Cấm Thành không hổ danh là con gà đẻ trứng vàng cho ngành du lịch TQ: Trong 2 năm qua, mỗi năm có 7 triệu du khách viếng thăm và con số này còn tăng hơn nữa từ nay đến năm 2008 khi Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Olympic mùa hè.

Tới Tử Cấm Thành, du khách có ấn tượng sâu sắc về kiến trúc cổ kính trưng bày những báu vật vô giá của vua chúa xưa kia và sự tráng lệ của các cung điện. Nhưng nhiều du khách sau khi thưởng ngoạn vẻ đẹp nơi đây, không khỏi ngỡ ngàng với quá nhiều hoạt động thương mại nhộn nhịp ở trong và ngoài các cung điện, với các quầy hàng bán đồ lưu niệm, hàng thủ công và đủ loại thức ăn nhanh, đồ uống giải khát. Đây đó các loa phóng thanh rao vang “mì vằn thắn tuyệt hảo”, “heo quay chua ngọt”, “cà phê Starbuck hảo hạng”. Nhiều du khách bực bội vì bị nhiều người bán rao nài nỉ mời chào mua bưu thiếp, đồ lưu niệm. Một nữ du khách Úc bức xúc: “Tôi ngạc nhiên thấy có quá nhiều cửa hàng buôn bán trong khu hoàng cung. Thật là một sự báng bổ. Nhìn quán cà phê Starbuck, người ta có cảm giác lọt vào khu ăn chơi, giải trí”.

Viện Bảo tàng Cố cung thấy ra vấn đề, đã có kế hoạch giải tỏa các cửa hàng tư nhân bán đồ lưu niệm và nhiều văn phòng của cơ quan nhà nước chiếm dụng một số cung điện. Các biện pháp này nằm trong kế hoạch trùng tu Tử Cấm Thành từ nay đến năm 2020, mỗi năm tốn kém 12 triệu USD. Ngoài các công trình trùng tu, tôn tạo các biệt điện, hoa viên của đời nhà Minh và nhà Thanh, kế hoạch bảo tồn còn nhằm khôi phục sự tôn nghiêm và vẻ hoành tráng của Cố cung. Diện tích tôn tạo các công trình là 22.450 m2, chiếm 14% tổng diện tích Cố cung. Trong đó, đáng chú ý có Hồng Tuyết Lâu, xây dựng năm 1420, hiện là cửa hàng bán đồ lưu niệm và Văn Nhã Đường là thư viện của vua Càn Long (1711- 1799) triều đại nhà Thanh, nay là hiệu sách. Nhà hàng cà phê Starbuck mở ra từ 4 năm nay, chiếm dụng dinh các cận thần ngồi chờ tấu trình mọi văn bản lên vua, bị người dân phản đối, sẽ phải dẹp bỏ.

Phó Giám đốc Viện Bảo tàng Tử Cấm Thành Kim Hồng Khuê nói: “Về nguyên tắc tất cả các cửa hàng phải dọn ra ngoài. Nhà hàng cà phê Starbuck phải bị đóng cửa”. Ngay cả các văn phòng của Viện Bảo tàng cũng phải dời khỏi những nơi chiếm dụng hiện nay là các phòng the của những tì thiếp phục vụ vua quan nhà Thanh xưa kia. Khi kế hoạch tôn tạo hoàn thành, các khu vực phục vụ du khách sẽ từ 27,7 ha hiện nay tăng lên 47,7 ha.

Về xu hướng thương mại hóa du lịch bùng lên ở Tử Cấm Thành, giáo sư Trần Chí Hoa, khoa kiến trúc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, nhận xét: “Thương mại hóa các di sản văn hóa là hiện tượng chung ở khắp TQ khi người ta coi các di tích là mảnh đất để làm giàu. Bảo vệ các di sản văn hóa phải là nhiệm vụ hàng đầu. Không thể để các hoạt động kinh doanh kiếm lời bằng bất cứ giá nào tiếp tục tồn tại. Xu hướng thương mại hóa hiện nay chỉ gây hậu quả tàn phá các di sản văn hóa quý giá của đất nước”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo