xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủy điện: Một người giàu, vạn người khổ

Phạm Hồ

(NLĐO) - Mùa nắng thủy điện chặn nước, mùa mưa thủy điện xả nước, mùa không mưa không nắng thủy điện gây động đất. Mùa nào người dân Quảng Nam cũng sống dở chết dở với “ông” thủy điện.

Nỗi khổ ải trăm bề khi phải sống chung với thủy điện đã được người dân phản ánh bao năm qua; các nhà khoa học đã chứng minh cụ thể; các tổ chức xã hội phản đối… Thế nhưng, hằng ngày những thủy điện tại Quảng Nam vẫn bất chấp, vận hành đập đe dọa đến sản xuất và mạng sống của người dân.

Nháo nhào chạy nạn

Chỉ những người dân sống ở hạ nguồn mới hiểu hết nỗi khổ vì thủy điện. Vừa qua, khi bão lũ đang hoành hành, miền Trung mưa lớn, nước ngập khắp nơi, thế nhưng thủy điện lại bất ngờ thông báo xả lũ. Tại nhiều địa phương dọc song Vu Gia, chỉ trong vòng vài giờ, mực nước dâng cao gần 4 mét. Người dân đang sống an bình thấy mực nước dâng bất ngờ cứ tưởng đâu vỡ đập, hốt hoảng dắt díu nhau chạy lên các vùng cao. Các trường vội cho các em nghỉ học, nhiều người không kịp mang cả cơm nước, cõng con tránh lũ.
 
img
Thủy điện xả lũ, nước sông Ái Nghĩa cuồn cuộn chực cuốn trôi cả mùa màng, tài sản của người dân. Ảnh: BÍCH VÂN
 
Bạn đọc Nguyễn Thế Nhân, chán nản: “Quê tui ở Đại Lộc, mùa mưa đến là chẳng ai ăn ngủ được yên, suốt ngày cứ phập phồng lo thủy điện xả lũ. Sáng ra đồng nước còn ở mắc cá chân, chiều về nước tràn đồng, đường bị cắt. Con cái ra đồng thì cha mẹ cứ lo sốt vó. Còn mùa nắng thì sông cạn kiệt, rau màu trồng ven sông không đủ nước tưới nói gì đến trồng lúa. Tưởng quê mình làm nhiều thủy điện thì dân quê được lợi, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao. Ai ngờ, điện xài chữ nào tính “rát” chữ đó, ruộng đồng làm ăn khó khăn, nhà cửa ngập lụt”.

Trước sự việc trên, các cơ quan chức năng lại cho rằng người dân lo vỡ đập là vô căn cứ, gây hoang mang. Thế nhưng việc xả lũ hàng loạt của các đập thủy điện lại quá gấp gáp, trong khi lượng nước dâng nhanh và quá cao thì sự lo ngại của người dân là có cơ sở. Đặt giả thuyết nếu đập vỡ, người dân phải chờ thông báo cụ thể thì hậu quả sẽ như thế nào? Ai là người chịu trách nhiệm trước tính mạng và tài sản của hàng vạn con người vùng hạ du?
 
Bạn đọc Thế Nam, nói thẳng: “Cái lợi của thủy điện mang lại rất ít, nhưng tác hại thì vô cùng. Hãy thống kê đầy đủ và so sánh cái lợi của nhà đầu tư và cái hại đối với người dân để nhìn rõ thực trạng của thủy điện".
 
Khốn khổ cho dân nghèo

Không ai phủ nhận đóng góp của thủy điện cho nền kinh tế nói chung và ngành năng lượng nói riêng. Thế nhưng cái lợi này có tương xứng với những thiệt hại gây ra hay không thì phải xem xét lại toàn diện. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phải giám sát kỹ những cam kết và quy trình vận hành của thủy điện. Trước mắt, với những gì xảy ra thì người dân có quyền nghi ngờ hiệu quả của thủy điện mang lại. Hiện tại người dân đang khổ vì sự vận hành tùy tiện của những đập nước khổng lồ này và tính mạng, tài sản của họ ngày đêm đang bị đe dọa.

Bạn đọc lấy tên Bá Hùng, phân tích: Khi lập luận chứng đầu tư các nhà máy thủy điện nói rất hay: làm năng lượng sạch, chống hạn hán mùa khô, điều tiết lũ mùa mưa. Thực tế khi thi công thì chủ đầu tư đã cắt bỏ hết các hạng mục như: các trạm thủy văn báo lũ ở đầu nguồn, thậm chí có các công trình thủy điện không có cửa xả đáy. Nay vì muốn bảo vệ đập, họ xả nước vô tội vạ xuống hạ lưu làm nhiều xã thuộc huyện Đại Lộc ven sông Vu Gia, Thu Bồn và thành phố Hội An ngập nặng , nhiều gia đình bị trôi hết tài sản thậm chí cả sinh mạng. Đáng lý ra, khi có các cảnh báo về mưa lũ thì họ đã xả trước một lượng nước trong hồ đi để dành dung tích hồ để điều tiết lũ nhưng họ đã không làm vậy. Họ đặt quyền lợi của họ lên trên hết, trên cả sự an nguy của cộng đồng.
img
Sông Vu Gia nước dâng cao đột ngột do thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ ngày 2-10 làm người dân hoang mang. Ảnh: Bích Vân
 
Bạn đọc Nguyễn Nho, bức xúc: “Thật là hết thiên tai giáng xuống, nay lại đến nhân tai gây ra đổ lên đầu người dân miền Trung! Phá rừng lấy gỗ, làm thủy điện... bây giờ chính thủy điện lại tác động quá sâu đến đời sống người dân”. Một bạn đọc tên Bình, cho biết thêm: “Các quan chức ngành điện và Bộ Công Thương luôn nói an toàn thủy điện, ngay cả Sông Tranh 2 cũng vậy... Đúng là an toàn cho nhà máy điện trong trường hợp khẩn cấp thì xả lũ nhưng thiệt hại mùa màng, thậm chí là cả con người thì ai chịu đây? An toàn của thủy điện không thể đặt trên an toàn của người dân”.
 
Dẫn ra cách làm hợp lý, bạn đọc Minh Hà dẫn chứng: “Nhà tôi ở Đoan Hùng - Phú Thọ, nơi con sông Chảy nối vào sông Lô (sông Chảy là hạ lưu của nhà máy thủy điện Thác Bà). Tôi thấy nhà máy này cứ mỗi khi chuẩn bị xả lũ (dù xả lớn hay xả nhỏ) họ đều đi ô tô thông báo dọc 2 bên bờ sông, đồng thời họ còn gửi cả thông báo bằng công văn đến các xã. Sau đó trước khi xả họ lại một lần nữa đi thông báo giờ xả, lưu lượng xả... Nếu các thủy điện đều làm như thế thì dân vùng hạ du chủ động phòng tránh ngập lụt hiệu quả và dân rất yên tâm”.
 

Người dân không được tham gia phản biện

“Không đâu nhiều thủy điện như Việt Nam, người ta phát triển thủy điện vô tội vạ. Hậu quả là rừng nguyên sinh bị bức tử, cơ chế điều tiết nước tự nhiên vốn sinh ra các làng quê trù phú cùng hệ môi sinh tốt đẹp cho con người bị tàn phá, lũ lụt và hạn hán nặng nề bởi nhân tai. Tiếc rằng, ngoài sự phản biện mạnh mẽ của toàn xã hội đối với Dự án thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai, hầu như các dự án thủy điện khác trước khi quyết định người dân không được tham gia phản biện” - bạn đọc Tường Hy.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo