xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mẹ trẻ nhập viện vì khó tìm việc làm sau sinh

Theo VNN

Không kiếm được việc làm, nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm khi phải ở nhà trông con dài. Áp lực tìm việc, áp lực chăm sóc con cái là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh

Ghét con vì không kiếm được việc

Một thời gian dài căng thẳng vì áp lực tìm việc sau sinh con , chị M. Huệ (Cầu Tó, Thanh Trì) đã phải nhập viện tâm thần để chữa căn bệnh trầm cảm. Anh Khiêm, chồng chị kể trước đây chị là người dịu dàng, hay nói cười và đặc biệt quan tâm đến gia đình. Sau thời gian nghỉ việc ở nhà sinh con và chăm con, vợ anh thay đổi hẳn, thường cáu gắt với chồng con, anh chỉ hơi cằn nhằn tí thôi là vợ đã khóc lóc bảo anh bắt nạt vợ.

Anh Khiêm chỉ nhận ra chị “có vấn đề” khi một lần đi làm về anh bắt gặp vợ đang mắng đứa con chưa đến một tuổi té tát. Anh kể lại: “Hồi còn mang thai cô ấy yêu con lắm, còn bảo tôi sau này con ra đời phải yêu con, lo cho con thật tốt. Sau khi sinh thái độ của cô ấy vẫn bình thường, chỉ khi con được 8 tháng, cô ấy muốn đi làm lại mới bắt đầu thay đổi. Cô ấy ít bế con hơn, đang cho con ăn mà con khóc là tét ngay vào mông cho con khóc thêm chứ không dỗ dành như trước kia.

img
Ảnh minh họa
 
Lúc đầu tôi không để ý. Nhưng dần dần thấy cô ấy hay đánh con, mắng con tôi mới để ý hơn. Có hôm vừa về tới cửa tôi đã nghe giọng cô ấy the thé mắng con “vì mày mà tao mới ra thế này”. Tôi gặng hỏi thì cô ấy bảo vừa nghe điện thoại của nhà tuyển dụng, biết mình trượt nên mới nổi nóng với con”.

Anh Khiêm bảo, anh là con trưởng, lại lập gia đình muộn nên vừa cưới là cả họ muốn có cháu bế ngay. Vì mang thai mà vợ anh đã bỏ cơ hội làm việc ở một công ty nước ngoài, rồi nghỉ ở nhà hơn một năm trời sinh con và chăm con. Đến khi muốn đi làm lại, tìm mãi chưa có công ty nào chịu nhận nên mới buồn rầu, căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm như vậy. Anh phải khuyên mãi chị mới chịu vào viện để khám.

“Từ lúc đi làm trở lại, cô ấy đã bớt cáu gắt hơn. Có lẽ vì phải ở nhà chăm con quá lâu nên cô ấy mới đâm ra chán nản như vậy”, anh Khiêm nói thêm.

Bác sỹ chuyên khoa tâm thần Nguyễn Văn Dũng (Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai) đã từng điều trị chứng trầm cảm cho nhiều bà nội trợ chỉ ở nhà chăm con.

Bác sĩ Dũng cho biết, nhiều chị em phụ nữ, nhất là những người đã từng đi làm, giao tiếp rộng, khi phải bỏ công việc để chỉ ở nhà nấu cơm, chăm con rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm vì thấy mình lạc hậu với thời cuộc hay cảm thấy lép vế trong gia đình vì không kiếm được thu nhập.

Khi căng thẳng kéo dài, người mẹ luôn cảm thấy buồn, ăn không ngon, khó ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi, hay khóc không lý do, thấy bản thân vô giá trị , bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận, bi quan về tương lai, không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé... Trầm cảm nặng, người mẹ sẽ rơi vào trạng thái rối loạn hành vi, có thể dẫn đến không quan tâm tới con của mình, bỏ mặc, hành hạ con,..

Cần chuẩn bị tâm lý vững vàng

Chuyên gia tâm lý Võ Giang, Trung tâm Tư vấn tâm lý tình cảm Linh Tâm cho biết, tình trạng ở nhà dài ngày sau khi sinh vì không kiếm được việc làm cùng những thay đổi khi có con và việc bận rộn quá nhiều đến mức không có thời gian thư giãn, giải tỏa tâm trạng bản thân là những nguyên nhân chủ yêu khiến chị em rơi vào trạng thái trầm cảm.

Bà Giang phân tích: “Áp lực tìm việc, áp lực từ việc chăm sóc con cái và buồn nản về thân hình xấu xí của mình sau sinh là một trong nhiều nguyên nhân khiến chị em bị căng thẳng. Ngoài yếu tố kinh tế thì chị em còn chịu áp lực từ việc cảm thấy mình phụ thuộc ăn bám chồng, chị em có thể mặc cảm hoặc chịu áp lực từ gia đình chồng, việc ở nhà ôm con và ít được giao lưu giao tiếp xã hội càng làm chị em mệt mỏi, căng thẳng và nếu không có sự thấu hiểu, thông cảm và giúp đỡ của những người thân đặc biệt là người chồng thì việc chị em rơi vào trạng thái trầm cảm hoàn toàn có thể xảy ra”.

Bà Giang cho biết, trên thực tế hầu hết phụ nữ đều mắc triệu chứng này, từ nặng đến nhẹ, thông thường nhiều người sẽ tự động hết sau vài ngày cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, đến mức ảnh hưởng tới hệ thần kinh và dẫn đến chứng trầm cảm nặng nề.

“Ngoài ra thời gian chăm con thơ cũng là giai đoạn mệt mỏi và nhiều người phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm này một mình mà không nhận được sự chia sẻ hoặc ít nhất là sự ghi nhận từ người chồng. Có những người chồng xem chuyện thức khuya dỗ con, cho con ăn là trách nhiệm đương nhiên của vợ. Đêm hôm con thơ quấy khóc có người chồng không san sẻ có khi còn cáu giận gắt gỏng. Những yếu tố này càng khiến người phụ nữ vừa sinh mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần”, bà Giang phân tích thêm.

Để tránh bị rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh, theo bà Giang, người phụ nữ cần chuẩn bị những kiến thức cần thiết khi mang thai, chăm sóc con nhỏ cũng như chuẩn bị chu đáo về những điều kiện kinh tế cần thiết để không bị áp lực về tiền bạc cũng như việc chăm con. Đặc biệt là chuẩn bị vững vàng về tâm lý để đối mặt với những thay đổi sau khi sinh.

“Chị em cũng nên thường xuyên chia sẻ, tâm sự với chồng và những người thân về những khó khăn của mình và nhờ họ hỗ trợ giúp đỡ. Hãy nhờ những người thân trong gia đình hay bạn bè làm những việc mà chị em không thể làm được. Nếu cảm thấy quá sức thì chị em không nên ôm đồm nhiều việc quá, rất dễ sinh ra chán nản, bế tắc và tác động xấu đến tình trạng sức khoẻ và tinh thần.

Việc chăm con cũng mất khá nhiều thời gian của các bà mẹ trẻ nhưng không vì thế mà chị em quên chăm sóc bản thân mình và dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn tránh căng thẳng. Chị em có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng sau khi sinh và cố gắng tranh thủ ngủ mỗi khi có thể để đảm bảo thời gian ngủ cần thiết cho bà mẹ. Chị em cũng nên suy nghĩ một cách tích cực rằng mọi việc sẽ trôi qua và sự vất vả chỉ là một giai đoạn nào đó thôi chứ không phải là mãi mãi”, bà Giang nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo