xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cân nhắc từ đợt xét tuyển đầu tiên

Yến Anh

Phần lớn các trường dành chỉ tiêu để xét tuyển ngay trong đợt 1 nên việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung không phải là cánh cửa rộng mở cho thí sinh

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành có nhiều điều khiến thí sinh và phụ huynh băn khoăn. Trong đó, quy định xét tuyển cũng như cấu trúc đề thi như thế nào là vấn đề rất được quan tâm.

Có thể nộp cùng lúc 3 phiếu xét tuyển

Theo quy định, sau khi thi THPT quốc gia, thí sinh sẽ được cấp 4 phiếu báo kết quả, một phiếu dành để xét tuyển nguyện vọng (NV) 1 và 3 phiếu xét tuyển NV bổ sung. Quy định này khiến không ít trường băn khoăn vì không biết giấy chứng nhận kết quả thi có ghi rõ đợt xét tuyển bổ sung thứ mấy không hay chỉ là chứng nhận kết quả thi một cách chung chung? Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT - cho hay việc có tới 4 phiếu báo kết quả sẽ tăng cơ hội trúng tuyển của thí sinh. Với mỗi phiếu này, thí sinh được đăng ký tối đa 4 NV vào 4 ngành/nhóm ngành khác nhau của một trường. Trong thời gian 20 ngày xét tuyển đợt 1, thí sinh được phép rút hồ sơ đã đăng ký để đăng ký xét tuyển vào một trường ĐH, CĐ khác.

Đại diện Trường ĐH Y Dược TP HCM tư vấn cho thí sinh Ảnh: TẤN THẠNH
Đại diện Trường ĐH Y Dược TP HCM tư vấn cho thí sinh Ảnh: TẤN THẠNH

Và cứ 3 ngày/lần, các trường phải công bố tình hình xét tuyển của trường sau khi đã cập nhật và sắp xếp danh sách thí sinh theo điểm từ cao xuống thấp để thí sinh theo dõi và lựa chọn. Thí sinh đã trúng tuyển đợt 1 sẽ không được tham gia xét tuyển các đợt tiếp theo. Với NV bổ sung (từ đợt 2 trở đi), trong mỗi đợt, các em có thể sử dụng cả 3 giấy chứng nhận kết quả này để xét tuyển.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo: Tuy quy chế quy định là kết thúc mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển đợt tiếp theo nhưng trên thực tế việc rút - nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển không phải thuận tiện cho mọi thí sinh, nhất là các thí sinh ở xa. Thêm vào đó, phần lớn các trường dành chỉ tiêu để xét tuyển ngay trong đợt 1 nên việc xét tuyển NV bổ sung không phải là cánh cửa rộng mở. Chính vì thế, thí sinh cần phải cân nhắc rất kỹ ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên để có cơ hội trúng tuyển vào ĐH.

Không ban hành cấu trúc đề thi

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, cho biết bộ không ban hành cấu trúc đề thi. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều thí sinh sẽ gặp khó khăn trong việc làm quen với cấu trúc đề thi cũng như cách ra đề để đạt được kết quả tốt nhất.

Trước những băn khoăn về độ khó dễ của đề thi, ông Trần Văn Nghĩa cho biết Bộ GD-ĐT sẽ không ban hành cấu trúc đề thi mà ban hành hướng dẫn ôn tập để góp phần hạn chế tình trạng học tủ, học lệch, luyện thi tràn lan. Ông Nghĩa cũng nói thêm hướng ra đề thi là tăng cường đánh giá năng lực thí sinh nên các em không nên quá chú trọng vào cấu trúc đề thi như trước đây.

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước. Nói thêm về đề thi, ông Mai Văn Trinh cho rằng đề thi các môn nói chung, môn tiếng Anh nói riêng sẽ vừa có những câu ở mức độ cơ bản phù hợp với cả học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên (thí sinh chỉ cần trả lời các câu hỏi này là có thể đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp THPT) và các câu hỏi ở mức khó hơn nhằm phân hóa trình độ học sinh, phục vụ cho tuyển sinh ĐH, CĐ.

Còn theo ông Trần Văn Nghĩa, các môn khoa học xã hội nhân văn tiếp tục câu hỏi mở, vận dụng kiến thức thực tế, liên môn để làm bài. Khoa học tự nhiên yêu cầu vận dụng kiến thức thực tế để giải quyết câu hỏi.

Thời gian thi tự luận các môn toán, văn, sử, địa là 180 phút; các môn thi trắc nghiệm lý, hóa, sinh là 90 phút. Môn ngoại ngữ nhiều khả năng sẽ có cả phần trắc nghiệm và tự luận. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có quy định cụ thể về tỉ lệ tự luận và trắc nghiệm.

Theo Bộ GD-ĐT, để tạo điều kiện thuận lợi cho các trường xét tuyển thì điểm thi của từng môn không làm tròn và tổng điểm thi của các tổ hợp môn thi cũng tương tự như vậy.

Hà Nội dự kiến có 9 cụm thi

Tại hội nghị phổ biến quy chế thi và triển khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 được Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 3-3. Ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT - cho biết thời gian đăng ký dự thi sẽ kéo dài từ ngày 1 đến 30-4; học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên đăng ký tại trường đang học, thí sinh tự do đăng ký tại các điểm do sở GD-ĐT đặt.

Thí sinh có chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ được tính điểm 10 khi xét tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ các em vẫn phải thi ngoại ngữ theo yêu cầu của trường. Thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ không dạy ở trường nhưng được Bộ GD-ĐT quy định vẫn được miễn thi để xét tốt nghiệp THPT.

Theo ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, dự kiến Hà Nội sẽ có 9 cụm thi, 8 do các trường ĐH chủ trì, 1 do sở GD-ĐT chủ trì. Về việc tổ chức cụm thi của sở, ông Độ cho biết sở sẽ khảo sát số lượng, nếu có ít nhất 2-3 phòng thi thí sinh chỉ xét tốt nghiệp thì sẽ không tổ chức bởi sẽ tốn kém, phức tạp. Trường hợp ít thí sinh thì có thể tính toán gửi các em vào cụm thi do các trường ĐH chủ trì.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo