xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên thi thử?

Xuân Thành

Dạo này, gặp các đồng nghiệp đang dạy lớp 12 THPT ở TPHCM nghe ai cũng than vì đang phải gồng mình chuẩn bị cho kỳ thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 11, 12, 13-5 theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT.

Than là đúng bởi đang cao điểm “vắt chân lên cổ” để vừa hoàn thành chương trình dạy vừa tổ chức ôn tập cho học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp, thi ĐH thì thời gian đâu nữa mà gánh thêm một kỳ thi, dù là thi thử.
 
Thi thử nhưng phải tổ chức như thật nên giáo viên và nhà trường phải làm thật tất tần tật từ khâu tổ chức, coi thi, chấm thi… Học sinh cũng chẳng sung sướng gì vì phải mất thêm thời gian cho một kỳ thi trong lúc quỹ thời gian ôn tập đang phải tính từng giờ, từng phút.
 
Nhưng chỉ thi thử nên học sinh không việc gì phải ráng sức làm thật. Đấy là nguyên nhân dẫn đến việc rất nhiều học sinh khi thi thử đã không làm bài thi mà viết lung tung lấy lệ. Ai từng chấm bài thi của kỳ thi thử cũng đều rõ điều này. Con em phải mất thời gian và công sức thực hiện một kỳ thi không toàn tâm toàn ý nên phụ huynh cũng chẳng vui vẻ gì. Đó là chưa nói đến những vất vả do phải mất 3 ngày đưa đón con em đến tập trung thi theo các cụm trường.
 
Chính vì kỳ thi thử lâu nay rất hình thức và không đạt được chất lượng như mong muốn nên hầu hết các địa phương, kể cả Hà Nội, đã không tổ chức thi thử trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay mà thay vào đó là tập trung ôn tập và tư vấn cho học sinh.
 
Trở lại với chủ trương thi thử, theo văn bản số 654/GDĐT-TrH ngày 30-3-2011 của Sở GD-ĐT TPHCM thì việc tổ chức thi thử là thực hiện văn bản số 1600/BGDĐT-GDTrH ngày 23-3-2011 của Bộ GD-ĐT về tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
 
Nhưng nếu ai đã đọc văn bản này thì sẽ thấy Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT hoàn thành chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch, sớm triển khai công tác chuẩn bị thi và tổ chức tốt việc ôn tập chứ không chỉ đạo phải tổ chức thi thử. Thậm chí, văn bản này còn lưu ý các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường THPT và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải thống nhất với học sinh và cha mẹ học sinh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, bảo đảm sức khỏe của học sinh, có hiệu quả nhất nhưng không quá tải.
 
Không ai dám chắc rằng nhờ vào thi thử mà rồi đây tỉ lệ đậu tốt nghiệp của TPHCM sẽ được cải thiện. Năm học 2009-2010, trong khi tỉ lệ tốt nghiệp của Nam Định là 99,67%, Bắc Ninh là 99,2%, Hải Phòng là 98,86%, Bắc Giang là 97,8%... thì TPHCM chỉ đạt 94,59%.
 
Cũng chưa có căn cứ nào để nói rằng do được tổ chức thi thử mà tổng số trường hợp vi phạm quy chế trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (tính trên số lượng học sinh và cán bộ coi thi) của TPHCM rồi đây sẽ thấp hơn những địa phương không hề tổ chức thi thử.
 
Một kỳ thi thử đầy hình thức, không đem lại nhiều lợi ích mà tạo thêm áp lực cho học sinh và giáo viên thì tổ chức để làm gì?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo