xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con gái nhưng mê ngành kỹ sư cầu đường

L. Thoa. Ảnh: Kỳ Nam- T. Vinh

(NLĐO) - Chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự tài trợ của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, sự đồng hành của các trường ĐH, CĐ diễn ra tại Trường THPT Chu Văn An, TP Phan Rang – Tháp Chàm sáng 23-3 thu hút hơn 1.000 thí sinh. Chương trình được Đài PT-TH Ninh Thuận truyền hình trực tiếp.

Do thời lượng có hạn, chương trình kết thúc vào lúc 10 giờ. Cuối chương trình, đại diện nhà tài trợ - Công ty CP Phân bón Bình Điền - lên trao học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi.

 

Phạm Văn Đúng, Phụ trách thị trường Ninh Thuận Công ty CP Phân bón Bình Điền trao học bổng cho các em

Phạm Văn Đúng, Phụ trách thị trường Ninh Thuận Công ty CP Phân bón Bình Điền trao học bổng cho các em

 

img

 

* Thưa ban tư vấn, ngành quản lý khách sạn có thuộc ngành quản trị kinh doanh? Làm trong lĩnh vực này ngoại hình có phải là yếu tố quan trọng nhất? Ngành này có điểm gì khác ngành quản lý nhà hàng?

-ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing: Miền Trung có bờ biển dài nên có nhiều lợi thế về du lịch. Hai ngành quản lý khách sạn và quản trị kinh doanh đều là khối ngành tổng hợp theo quy chế của Bộ GD-ĐT. Khi đậu vào ngành quản trị khách sạn của Trường ĐH Tài chính Marketing, các em được dạy các môn trong khối ngành tổng hợp, ra trường làm việc trong khách sạn từ 2-5 sao.

Hiện rất nhiều trường đào tạo ngành du lịch lữ hành, quản trị khách sạn... không chỉ ở TP HCM mà còn nhiều trường ĐH, CĐ và TCCN ở tỉnh. Học ngành này, nếu các em có cả ba yếu tố: Ngoại hình, kiến thức và giao tiếp thì rất tốt. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là kiến thức chuyên môn về quản lý khách sạn, sau đó đến khả năng giao tiếp. Em là con gái, mọi người vẫn thường nói: "không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ chưa biết làm đẹp" nên em hãy tự tin vào ngoại hình của mình.

Hai ngành khách sạn và nhà hàng cơ bản giống nhau đến 70%. Tuy nhiên, ngành khách sạn làm trong môi trường tương đối khép kín, còn nhà hàng làm việc trong không gian mở hơn.

 

img

 

img

 

img

 

* Nếu em thi đậu vào Trường ĐH Nông Lâm phân hiệu Ninh Thuận, liệu 2 năm cuối em có được chuyển vào Trường ĐH Nông lâm cơ sở chính ở TP HCM? Sinh viên tốt nghiệp hai nơi này có gì khác nhau (về bằng cấp, chi phí)?

- PGS-TS Phạm Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng kiêm Phân hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM tại Ninh Thuận: Hiện phân hiệu chúng tôi có 7 ngành, sinh viên được phép học 2-3 năm ở ĐH Nông lâm Phân hiệu Ninh Thuận, sau đó chuyển vào học ở Trường ĐH Nông lâm TP HCM 1-2 năm. Tại TP HCM, ngoài kiến thức, các em nên chú trọng kỹ năng mềm để thực hành, rèn luyện, quyết định nhiều đến khả năng xin việc của các em sau này.

- Điểm khác biệt lớn giữa hai nơi là nếu được học tại quê nhà (ĐH Nông lâm Phân hiệu Ninh Thuận), các em được ăn uống, sinh hoạt tại nhà mà vẫn được học tại trường công lập lớn, tiết kiệm chi phí cho gia đình. Còn ở TP HCM, các em phải tiêu tốn nhiều chi phí vào việc ăn ở, sinh hoạt. Ra trường, các em được nhận được bằng chính quy do Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm ký, không khác biệt gì so với sinh viên Trường ĐH Nông lâm ở TP HCM.

* Em dự định thi vào Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận. Trường không tổ chức thi nên em thi nhờ ở trường khác rồi xét tuyển vào Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận. Sau khi có kết quả, em có cần lấy giấy báo điểm để nộp không ạ?

- Ths Võ Phúc Anh Duy - Phó Trưởng Phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận: Em đăng ký vào trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận và mượn trường khác để thi vào. Do đó, trường em thi nhờ sẽ tự gửi giấy báo điểm của em về Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận và chúng tôi sẽ tổ chức xét tuyển cho em.

 

img

 

* Em dự định thi vào ngành Hàn Quốc học thuộc ĐH Quốc tế Hồng Bàng. Chương trình đào tạo ngành này như thế nào thưa thầy cô?

- Ông Ngô Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Khi thi vào ngành Hàn Quốc học của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, các em không cần có sẵn vốn kiến thức về ngôn ngữ Hàn Quốc. Trúng tuyển, các em được đào tạo tiếng Hàn, học về kinh tế, thương mại Hàn Quốc. Để vào ngành này, các em thi vào hai khối C và D. Phương thức thi: Lấy kết quả kỳ thi 3 chung và tuyển sinh riêng. Thông tin cụ thể các em có thể tham khảo trên trang web của trường.

* Em muốn tìm hiểu về các ngành đào tạo quốc tế nhưng băn khoăn về học phí...

- Bà Trần Phi Yến, Giám đốc Đào tạo Trường Quốc tế PSB: Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là năm 2015, cộng đồng kinh tế chung Asean chính thức được thành lập, khi đó các bạn không chỉ cạnh tranh với lực lượng lao động trong nước mà còn với cả 10 nước trong khu vực và các nước thế giới. Việc trang bị kiến thức vững vàng và ngoại ngữ là điều vô cùng cần thiết giúp các bạn cạnh tranh trong công việc sau này. Vì vậy, việc lựa chọn định hướng giáo dục quốc tế là điều nên cân nhắc. Với định hướng giáo dục quốc tế, bạn có thể chọn học các chương trình trong nước với Trường Quốc tế PSB mà vẫn có thể thụ hưởng chương trình chuẩn mực với phương pháp tiên tiến từ Singapore. Với 5 chuyên ngành đào tạo là quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, quản trị marketing, quản trị du lịch và khách sạn, quản trị tài chính - ngân hàng, các bạn sẽ chỉ phải trả khoảng 1/7 chi phí so với chương trình du học.

Ngoài ra, chương trình học bổng năm 2014 với tổng giá trị trên 4 tỉ đồng cũng sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều. Các bạn có thể tìm hiểu thêm trên website của trường: psbcollege.edu.vn.

* Ngành thiết kế nội thất đào tạo những gì, cơ hội việc làm ra sao?

- ThS Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Hoa Sen: Đây là ngành sinh sau đẻ muộn, kế thừa hai ngành kiến trúc và xây dựng dân dụng. Sau khi thiết kế kiến trúc và xây dựng ngôi nhà thì nhu cầu trang trí nội thất là vô cùng quan trọng. Xây dựng nhà ở sinh hoạt, văn phòng, khu công nghiệp... đều cần ngành này. Học ngành này, các em có cơ hội tiếp cận các yếu tố liên quan kỹ thuật, mỹ thuật và môi trường xây dựng ở Việt Nam và có thu nhập khá cao.

img

 

img

 

img

* Chuyên ngành xã hội học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM đào tạo những gì?

+Con gái đam mê và thi ngành kỹ sư cầu đường được không thưa thầy?

+ Chương trình đào tạo của ngành song ngữ Nga- Anh?

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Các em cần phân biệt giữa ngành và chuyên ngành để đăng ký đúng mã số. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM chỉ có ngành xã hội học, 3 học kỳ đầu các em sẽ được học đại cương, các học kỳ sau các em mới được học chuyên ngành. Ngành xã hội học thi đầu vào rất rộng với các khối A, A1, C, D1.... Đây là ngành học mang tính chất liên ngành, làm việc trong các tổ chức xã hội, chính quyền...

- Ngành kỹ sư cầu đường không cấm con gái thi, nên các em hoàn toàn có thể đăng ký thi và học. Tuy nhiên, vẫn có những ngành thuộc các trường không tuyển nữ, các em nên tìm hiểu kỹ thông tin từng trường. Hiện Trường ĐH Bách Khoa TP HCM không có ngành kỹ sư cầu đường, chỉ có ngành kỹ thuật công trình giao thông đào tạo kỹ sư cầu đường.

- Tương tự, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM không có ngành song ngữ Nga - Anh, chỉ có ngành ngôn ngữ Nga. Tốt nghiệp, ngoài việc nhận bằng cử nhân tiếng Nga, các em còn được cấp bằng CĐ tiếng Anh. Hiện nay, các tỉnh từ Nha Trang vào Bình Thuận thu hút nhiều dự án đầu tư của Nga nên cơ hội ngành này khá cao.

Thầy Nghĩa căn dặn thêm rằng chuyện học trái ngành sau khi tốt nghiệp là điều bình thường. Do đó, dù học ngành nào các em cũng cần những kiến thức tổng quát để dễ dàng thích nghi.

TƯ VẤN TRỰC TIẾP:

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM – cho biết thầy vô cùng xúc động khi có mặt trong chương trình kết thúc chặng đường tư vấn của Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức. Thầy Lý nói rằng năm nay, con số 3 có nhiều ý nghĩa liên quan đến việc thi ĐH-CĐ: Đầu tiên, năm 2014, đa số các trường vẫn tổ chức kỳ thi 3 chung cho đến năm 2016. Đến năm 2017, 3 năm nữa, kỳ thi ĐH-CĐ sẽ có những đổi mới toàn diện với phương án tuyển sinh riêng từng trường; đây cũng là năm thứ 13 Báo Người Lao Động tổ chức chương trình Đưa trường học đến thí sinh. Một con số 3 mà các bạn cũng nên lưu ý là 3 vòng tròn: Phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp nào, bạn chọn ngành nào để làm được nghề đó, chọn trường nào, bậc học nào phù hợp với khả năng của mình? Ngoài ra, con số 3 liên quan nữa là đầu ra các trường ĐH-CĐ chú trọng 3 vấn đề: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. “Nếu các bạn chọn sai nghề, dẫn đến không có lòng yêu nghề, thái độ làm việc không nhiệt tình, các bạn có thể bỏ nghề bất cứ lúc nào. Nếu không, sớm muộn gì nghề cũng bỏ các bạn”, TS Lý tận tình chia sẻ.

Cuối cùng, TS Trần Đình Lý khuyên các em nên xác định tầm quan trọng công tác hướng nghiệp, đặc biệt các thí sinh phải biết lượng sức mình, phân biệt giữa vấn đề thích và hợp để thực hiện ước mơ.

 

Thầy Trần Đình Lý nêu những con số 3 đáng lưu ý

Thầy Trần Đình Lý nêu những con số 3 đáng lưu ý

 

Thí sinh hào hứng trước những lời dặn dò của thầy cô ban tư vấn

Thí sinh hào hứng trước những lời dặn dò của thầy cô ban tư vấn

 

Tiếp đến, TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM nêu các điểm mới trong kỳ thi ĐH-CĐ 2014.

- Kỳ thi ĐH-CĐ 2014 vẫn diễn ra theo phương án 3 chung ở đa số các trường. Điểm mới năm nay là các thí sinh không trúng tuyển NV1 vẫn được cấp 3 giấy chứng nhận kết quả thi (năm ngoái, chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả cho các thí sinh trúng tuyển).

- Thay điểm sàn các môn thi bằng các tiêu chí xét tuyển đầu vào.

- Thời hạn xét tuyển: Các trường ĐH xét tuyển bổ sung kéo dài đến ngày 31-10, các trường CĐ kéo dài thời điểm xét tuyển đến ngày 15-11-2014.

- Đa số các trường ĐH-CĐ nộp đề án và tổ chức tuyển sinh riêng (63 trường) thuộc khối nghệ thuật. Những trường còn lại xét tuyển từ điểm 3 năm THPT, tốt nghiệp THPT nên các em có thể thi các trường khối này lẫn kỳ thi ba chung.

- Thay đổi khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên: Tiêu chí xét thí sinh được hưởng điểm ưu tiên khu vực dựa vào nơi học sinh theo học và thi tốt nghiệp THPT. Hầu hết các học sinh các trường ở TP Phan Rang được hưởng ưu tiên KV2. Hiện trong cuốn Những điều cần biết chứa nhiều điểm sai sót về khu vực ưu tiên ở Ninh Thuận nên các em cần theo dõi hướng dẫn Sở GD-ĐT.

- Kết quả kỳ thi 2013 của HS tỉnh Ninh Thuận: Do chưa có điều kiện học tập tốt nên sinh viên của tỉnh đậu các trường ĐH ở TP HCM không nhiều. Vì vậy, các em nên cân nhắc sức học mà chọn trường phù hợp để thực hiện ước mơ của mình.

 

img

 

img

 

Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động tặng hoa cho các đơn vị phối hợp hỗ trợ

Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động tặng hoa cho các đơn vị phối hợp hỗ trợ

 

Tiết mục văn nghệ của Trường THPT Chu Văn An

Tiết mục văn nghệ của Trường THPT Chu Văn An

 

Ông Nguyễn Văn Tín phát biểu mở đầu chương trình

Ông Nguyễn Văn Tín phát biểu mở đầu chương trình

 

Sáng 23-3, Ninh Thuận trời nắng đẹp, hơn 1.000 học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh như Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, THPT Tháp Chàm, THPT Nguyễn Trãi, TTGDTX ... tươi tắn đến tham dự chương trình.

 

Ban tư vấn nhiệt tình chuẩn bị trả lời câu hỏi các thí sinh

Ban tư vấn nhiệt tình chuẩn bị trả lời câu hỏi các thí sinh

 

Ngoài ban tư vấn, khách mời chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 còn có Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động; Ông Nguyễn Anh Linh - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Ninh Thuận; Ông Lương Văn Lân, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, Ông Phạm Văn Đúng, Phụ trách thị trường Ninh Thuận Công ty CP Phân bón Bình Điền. Đây cũng là chặng cuối trong chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức đi qua 9 tỉnh, thành.

Ban tư vấn chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014:

- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM

- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Trường ĐH Tài chính Marketing

- ThS Hoàng Đức Bình, Trưởng phòng Tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Hoa Sen

- Bà Trần Phi Yến, Giám đốc Đào tạo Trường Quốc tế PSB

- Ông Ngô Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

- Ông Lê Anh Tuấn - Hiệu phó phụ trách Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận

- - Ths Võ Phúc Anh Duy - Phó Trưởng Phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận

- PGS-TS Phạm Văn Hiền - Phó Hiệu trưởng kiêm Phân hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP HCM tại Ninh Thuận.

Đơn vị tài trợ:

 

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo