xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại học phi lợi nhuận trước hết phải sinh lời!

Bài và ảnh: Lê Thoa

Bản chất ĐH không vì lợi nhuận là gì, điều kiện, mục đích phát triển mô hình này tại Việt Nam là nội dung chính của buổi tọa đàm “Điều kiện cho ĐH không vì lợi nhuận tại Việt Nam” diễn ra ở Thư viện Tổng hợp TP HCM sáng 12-5.

Tại buổi tọa đàm, ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED), trình bày tham luận “Vì sao cần có ĐH không vì lợi nhuận”. Theo đó, ĐH phi lợi nhuận phải bắt đầu từ ĐH tinh hoa, theo đuổi lý tưởng chân lý, lương tri, khoa học, không nằm trong khu vực chính trị, thị trường, tôn giáo… Nhiều chuyên gia phản biện cho rằng ĐH không vì lợi nhuận không cần xuất phát từ ĐH tinh hoa mà có thể từ ĐH tư thục, dân lập bình thường nhưng có hướng đi đúng đắn.

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý ĐH nước ngoài tại Việt Nam, GS Gael McDonald, Hiệu trưởng ĐH RMIT Việt Nam, cho rằng muốn phát triển theo mô hình không vì lợi nhuận, trước tiên trường ĐH phải có khả năng sinh lời. Nói cách khác, trường ĐH đó phải phát triển bền vững, tạo ra càng nhiều nguồn thu càng tốt. “Vì vậy, ngoài nguồn thu bảo đảm chi phí duy trì hoạt động của trường, các bạn phải tạo ra nhiều nguồn thu hơn nữa” - bà giải thích.

Có như vậy, trường mới duy trì được hoạt động, trả lương nhân viên, cấp học bổng cho sinh viên. Ngoài ra, các trường không vì lợi nhuận phải xem xét kỹ lại các khoản chi tiêu. Bên cạnh đó, trường cần tập trung vào chất lượng đào tạo, bảo đảm tính cạnh tranh, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trường ĐH không vì lợi nhuận cũng không thể hoạt động tách biệt, riêng lẻ mà cần hợp tác chặt chẽ với các trường ĐH, THPT khác để nghiên cứu, nâng cao năng lực.

Các đại biểu phát biểu tại hội thảo
Các đại biểu phát biểu tại hội thảo

TS Phạm Thị Ly - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Giáo dục ĐH (CHEER), Trường ĐH Nguyễn Tất Thành - nhận xét hiện trên thế giới có rất nhiều trường được vận hành dưới vỏ bọc không vì lợi nhuận nhưng thực chất là có lợi nhuận. Hiện trạng này cũng manh nha ở Việt Nam và nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ gây loạn chuẩn mực.

Tại tọa đàm, các chuyên gia nhận định trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc thành lập một trường ĐH không vì lợi nhuận gặp nhiều thách thức do thuyết phục doanh nghiệp hiến tặng tài sản mà không sinh lời là điều gần như không thể. Các chuyên gia cho rằng hiến tặng trong giáo dục hoàn toàn khác so với làm từ thiện. Muốn có được tiền tài trợ, các trường cần tạo niềm tin, hệ số giá trị, cơ chế quản lý minh bạch ngay từ khi mới thành lập... Trong khi đó, hiện các trường ĐH trong nước chưa cho thấy được điều này.

Trình bày quan điểm quốc tế về ĐH không vì lợi nhuận, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, đánh giá ở Việt Nam hiện nay, vài trường ĐH dù tuyên bố đi theo con đường phi lợi nhuận nhưng vẫn có hội đồng quản trị, chia cổ tức. Những trường đó gọi là ĐH phi lợi nhuận vì mục tiêu lợi nhuận trung bình hoặc thấp.

Các khách mời đều đồng quan điểm rằng trường ĐH dù ở loại hình nào, công lập hay tư thục, lợi nhuận hay không vì lợi nhuận, đều có chỗ đứng riêng và cần thiết nếu tạo ra giá trị cho xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo