xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo ĐH: Cần 3 trụ cột

Võ Xuân Tiến

Nhìn vào thực trạng của Giáo dục ĐH Việt Nam, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng nổi bật nhất vẫn là vai trò của cơ sở giáo dục ĐH với nhiệm vụ trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực bên cạnh vị trí trọng tâm là vai trò quản lý của bộ chủ quản, đây chính là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Và khi bàn về chất lượng của giáo dục ĐH thì chúng ta cũng dễ dàng „chĩa mũi dùi“ vào 2 trụ cột này để chúng ta quy trách nhiệm. Nhưng trong thực tế, chúng ta đã quên mất một trụ cột quan trọng thứ 3 có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục ĐH, đó chính là người sử dụng lao động hay nói cách khác là các doanh nghiệp. Một điều dễ nhận thấy nhất khi chúng ta tìm hiểu kỹ các nền giáo dục có chất lượng cao trên thế giới như Đức hay không nói đâu cho xa như Nhật, Hàn Quốc….chúng ta dễ dàng nhận thấy sự tham gia chủ động, rất nhiệt tình và có trách nhiệm của doanh nghiệp trong vai trò là người sử dụng lao động. Chính các doanh nghiệp có vai trò quyết định trong công tác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đề xuất tiêu chuẩn, kỹ năng cần thiết cũng như đưa ra các dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai. Không những thế, họ còn tham gia vào hầu như toàn bộ quá trình đào tạo từ công tác xây dựng chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng chương trình đào tạo, đối tác của trường ĐH trong quá trình đào tạo (cung cấp các hỗ trợ cần thiết như tài chính, trang thiết bị, chuyên gia, đào tạo – bồi dưỡng giảng viên, cung cấp các khóa thực tập cho sinh viên…), và cuối cùng thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn tham gia vào công tác đánh giá chất lượng nguồn nhân lực đã được đào tạo.

img

Không phải vô tình mà liên tiếp trong các năm 2012, 2013, 2014, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng thế giới (World Bank), Tổ chức lao động thế giới (ILO), Hiệp hội thương mại châu Âu (EuroCham) đã liên tiếp đưa ra các nhận xét cũng như cảnh báo về chất lượng của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) với một trong những nội dung chủ đạo là tự do dịch chuyển lao động giữa các quốc gia trong khối AEC ngày càng định hình và đi vào hiện thực thì chính người lao động Việt Nam sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Không thể chối bỏ một thực tế là chúng ta đang nỗ lực rất nhiều, thậm chí làm mọi cách để nâng cao chất lượng đào tạo như các trường nỗ lực đánh giá chương trình đào tạo của mình theo chuẩn AUN, thậm chí là ABET, còn Bộ GD-ĐT thì với vai trò chủ đạo của mình cũng đã cố gắng rất nhiều nhằm tìm cách nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy, đội ngũ quản lý… Tuy nhiên, mọi cố gắng này không thể thành công nếu không có sự hợp tác từ phía các doanh nghiệp.

Với góc nhìn của những nhà kinh doanh, họ cần nhìn thấy những lợi ích tương lai mà họ gặt hái được nếu như họ tham gia sâu hơn vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Vậy hãy cho họ thấy điều họ muốn thông qua những hành lang pháp lý, những quy định, ràng buộc giữa trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp khi họ tham gia vào quá trình đào tạo. Và tôi tin rằng có rất nhiều doanh nghiệp đang sẵn sàng để tham gia vào quá trình đào tạo với một vai trò rõ ràng hơn và được nhìn nhận cụ thể hơn từ phía quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo