xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đào tạo tín chỉ từ năm 2006: Băn khoăn về cơ chế

Theo SGGP

Theo kế hoạch, trong năm 2005, Bộ GD-ĐT triển khai hình thức đào tạo tín chỉ tại 5 - 7 trường đại học và đến năm 2006 sẽ mở rộng ra khoảng 20 trường đại học trên toàn quốc. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối năm 2005, Bộ GD-ĐT vẫn đang điều chỉnh, sửa chữa Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ, còn các trường đại học “xung phong” triển khai học chế tín chỉ vẫn băn khoăn nhiều về cơ chế…

Hình thức đào tạo “mới”, – khó khăn “cũ”

Khác với đào tạo niên chế đang áp dụng ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc, đào tạo tín chỉ được các nhà khoa học giáo dục đánh giá cao bởi nó không giới hạn thời gian học tập với một quy trình đào tạo “mềm”. Về nguyên tắc, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo cho sinh viên chủ động về thời gian, nếu học tốt, có thể rút ngắn 1/4 thời gian học; cũng có thể vừa học, vừa làm... Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình quá “linh hoạt” này đang vấp phải những khó khăn ở một số trường đã triển khai học theo chế độ tín chỉ từ 10 năm về trước.

Chuyển sang mô hình “mới” - đào tạo tín chỉ từ năm học 1995-1996, Đại học Xây dựng Hà Nội đang phải đối mặt với những khó khăn “cũ” như: số lượng tuyển sinh ngày càng đông, cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích phòng học không đáp ứng được. Để thực hiện đào tạo tín chỉ, lịch giảng dạy phải thực hiện nghiêm ngặt, trong khi tình trạng các thầy đi dạy thêm cho các trường dân lập, các lớp tại chức ở các tỉnh… lại rất phổ biến.

Một lo lắng nữa, theo ông Lê Viết Khuyến, Phó Vụ trưởng Vụ Đại học và sau đại học, để triển khai học chế tín chỉ, các trường phải thay đổi phương thức quản lý sinh viên, xây dựng hệ thống cố vấn học tập thay cho giáo viên chủ nhiệm vì cơ cấu lớp học không ổn định theo năm học.

Khó khăn lớn nhất khi chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ là phải thay đổi cách dạy từ dạy- học thụ động chuyển sang dạy - học tích cực. Người thầy phải thay đổi, giảm bớt thời gian lên lớp, tăng thời gian nghiên cứu. Vấn đề là khi được “thả nổi” tới 2/3 thời gian học, liệu sinh viên có nghiêm túc tự học hay không, trong khi thiếu thư viện, phòng thí nghiệm, tài liệu tự học…? Điều này đang là thực tế ở nhiều trường đại học tại Việt Nam.

Cần cơ chế “linh hoạt”

Đại học Dân lập Phương Đông là trường đại học dân lập đầu tiên xin thí điểm triểân khai đào tạo tín chỉ từ năm 2006. Đến thời điểm này, trường đã hoàn tất việc xây dựng 29 chương trình đào tạo bậc đại học và 5 chương trình cao đẳng theo học chế tín chỉ.

Tuy nhiên, để có thể triển khai vào năm tới, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH dân lập Phương Đông Nguyễn Tiến Đào đề xuất, thay vì Bộ GD - ĐT quy định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm như hiện nay, các trường thí điểm đào tạo theo học chế tín chỉ cần có cơ chế được tuyển sinh theo từng học kỳ. Như vậy, sinh viên học theo hình thức này mới không bị hụt hẫng khi phải kéo dài thời gian học... Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng, bộ nên tăng cường công tác kiểm định chất lượng ở các trường.

Còn theo ông Lê Viết Khuyến, các trường cũng cần thay đổi về cách quản lý và tổ chức đào tạo. Cụ thể như các trường phải ổn định và công khai hóa chương trình đào tạo, thống nhất quản lý hoạt động đào tạo chứ không để các khoa tự quản lý. Đồng thời, phải thay đổi phương thức quản lý sinh viên bằng việc xây dựng hệ thống cố vấn học tập thay cho hình thức giáo viên chủ nhiệm hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo