xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dạy học sinh cách học

TS. Hồ Thiệu Hùng (Theo Viện Nghiên cứu giáo dục - www.ier.edu.vn)

Học sinh chúng ta cảm thấy kiệt sức vì phải nhảy cò cò, chứ nếu biết chạy bằng hai chân thì tình trạng sẽ khác hẳn. Và đáng buồn thay là nền giáo dục chúng ta đang vô tình kéo dài tình trạng học sinh không “chạy” mà chỉ nhảy cò cò trên con đường học vấn của mình.

Nút khởi động công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) đã được bấm, đó là đổi mới thi cử và đổi mới chương trình - sách giáo khoa. Dư luận đang tập trung chú ý vào các công việc này là điều tự nhiên nhưng nếu xem đó là nội dung quan trọng nhất của công cuộc đổi mới GD-ĐT thì thật chưa phải. 

Người ta chờ đợi ở cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhiều nội dung đổi mới khác không kém phần quan trọng và thường được nhắc đến như: nội dung và phương pháp dạy và học; công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; hệ thống các chế độ chính sách đảm bảo cho giáo viên thực sự được tiến bộ trong nghề, được xã hội coi trọng và đủ sống bằng lương;đổi mới trang thiết bị… Bài này chỉ bàn về một nội dung rất ít được nhắc đến – đó là dạy cho học sinh biết cách khai thác năng lực não bộ của mình khi học.

Có một nghịch lý là trong khi chúng ta dạy cho học sinh khám phá lĩnh vực tự nhiên và xã hội, dạy các em tận dụng các thiết bị và phương tiện hiện đại để học được dễ dàng hơn thì chúng ta lại không dạy các em khám phá chính năng lực trong con người của chính mình, mà dẫn chứng cụ thể nhất là khám phá năng lực tiềm ẩn trong chính não bộ mình, công cụ không thể thiếu giúp mình học tập hàng ngày. Sự lãng phí tệ hại nhất của học sinh chúng ta không phải là thời gian mà chính là năng lực của não bộ. Một người biết cách học, vận dụng được kỹ thuật khai thác năng lực của bộ não của mình sẽ học với năng suất cao hơn hẳn người không biết cách học, hơn nữa lại có thể tiếp tục tự học suốt đời để không bị lạc hậu so với tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nhưng đã có mấy ai được dạy cách khai thác, tận dụng năng lực siêu việt của bộ não kỳ diệu mà mình đang sở hữu, mấy ai được dạy cách học?

Nhưng ai sẽ dạy cách học, dạy cái gì đây? Chẳng phải giáo viên trong tiết giảng nào cũng vẫn nhắc hoài học sinh là phải ghi chép đầy đủ tại lớp, chăm học ở nhà, tranh thủ thời gian mà học, rằng phải nhớ hoàn thành bài tập cho về nhà làm và ôn tập thường xuyên đó sao, rằng hiện nay có rất nhiều thiết bị tuyệt vời có thể giúp cho việc tiếp thu kiến thức, ghi chép và truy xuất thông tin được nhẹ nhàng và tiện lợi mà các em nên sắm để dùng… Tất cả những lời nhắc nhở nói trên đúng là có giúp cải thiện ít nhiều kết quả học tập nhưng chưa phải là quyết định vì ta chưa dạy các em một điều quan trọng nhất trong cách học, đó là kỹ thuật khai thác năng lực kỳ diệu của não bộ.

Đúng vậy, con người ta được cha mẹ sinh ra đã có sẵn một bộ não mà chưa có chiếc máy tính nào, dù tối tân nhất hiện nay, có thể sánh bằng. Người ta tính được là tiềm năng bộ não của con người tương đương với 73.855 chiếc máy tính cá nhân Intel Pentium III được kết nối với nhau và cùng hoạt động. Các nhà khoa học nhận định rằng người bình thường mới chỉ khai thác được không quá 0,01% năng lực của não bộ. Nói cách khác còn rất nhiều tiềm năng của não bộ chưa hề được khai thác.

 

Thầy cô giáo cần sáng tạo cách dạy giúp trẻ nhớ lâu.               Ảnh: TẤN THẠNH
Thầy cô giáo cần sáng tạo cách dạy giúp trẻ nhớ lâu. Ảnh: TẤN THẠNH

Lỗi này tại ai? Chúng ta hãy xem xét chương trình học của một học sinh THTP ở Việt Nam hiện nay. Những môn học được dành cho nhiều tiết nhất, thường được chọn làm môn thi nhất cho đến nay là những môn nào? Văn, Toán, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử và Địa. Phải thi chừng đó môn, học sinh của chúng ta hiện phải học ngày, học đêm, học thêm và học bù, tưởng chừng phải điên đầu vì não hoạt động quá sức. Có thật thế không, ta hãy xem xét não hoạt động như thế nào qua phân tích chức năng của từng bán cầu dưới đây.

Bán cầu não trái chuyên xử lý các hoạt động có điều kiện là tư duy logic, lập luận khoa học, các con số, ngôn ngữ, liệt kê, phân tích. Do các môn học thường được chọn để thi đòi hỏi chủ yếu hoạt động của bán cầu này nên tất nhiên học sinh nào có bán cầu não trái chiếm ưu thế trong hoạt động tư duy sẽ dễ kiếm điểm cao rồi được nhà trường đánh giá cao.

Bán cầu não phải chuyên xử lý hình ảnh, màu sắc, nhạc điệu, hình dạng 3D, khả năng tưởng tượng, cảm nhận bên trong sự vật và nhận biết cái trừu tượng. Rõ ràng các môn học thường được chọn trong các kỳ thi cử là không mấy kích thích bán cầu não phải hoạt động. Do vậy thường những học sinh có bán cầu não phải chiếm ưu thế trong hoạt động học tập sẽ không được đánh giá cao, điều này thật bất công.

Hầu hết con người ta đều có một bán cầu nào đó hoạt động vượt trội do thói quen bắt bán cầu đó hoạt động thường xuyên hơn, điều này là tự nhiên. Song việc lặp đi lặp lại này đã khiến cho một bán cầu não thường thụ động nghỉ ngơi, khiến cho năng lực bộ não bị lãng phí, khả năng tư duy bị kìm hãm mà biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực trí nhớ là tình trạng chậm nhớ mau quên khi học. Cho đến nay chúng ta mới chỉ khuyên học sinh học chăm chỉ mà chưa chỉ cho học sinh cách học thông minh bằng cách khai thác tiềm năng của toàn não bộ. Các nhà tâm lý học thần kinh đã phát hiện là kích thích toàn não bộ làm việc sẽ giúp con người ta nâng cao đáng kể kết quả học tập. Học bằng cả bộ não thay vì chỉ học với một bán cầu cũng giống như chạy bằng cả hai chân thay vì nhảy cò cò bằng một chân. Học sinh chúng ta cảm thấy kiệt sức vì phải nhảy cò cò, chứ nếu biết chạy bằng hai chân thì tình trạng sẽ khác hẳn.Và đáng buồn thay là nền giáo dục chúng ta đang vô tình kéo dài tình trạng học sinh không “chạy” mà chỉ nhảy cò cò trên con đường học vấn của mình.

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu đã được áp dụng thành công để khắc phục tình trạng đáng buồn trên. Người bình thường được trải qua chương trình huấn luyện để kích thích hoạt độngcủa não bộ đã đạt được những thành tích vô cùng khích lệ: tốc độ học đã được nâng lên 30% đến 50% nhờ có tiến bộ rõ rệt về khả năng tư duy sáng tạo, nói, ghi chép, lưu trữ thông tin trong đầu và truy xuất chúng một cách nhanh chóng… Có một cậu bé Singapore từ một học sinh dốt nhất trường đã vươn lên thành học sinh xuất sắc nhất, thi tốt nghiệp với toàn điểm 10 và được tuyển vào học trường ĐH danh tiếng hàng đầu của quốc gia này là NUS, từ tay trắng trở thành triệu phú vào năm 26 tuổi như Adam Khoo, mà đây không là bằng chứng hiếm. Xét riêng trong lĩnh vực cải thiện trí nhớ thôi thì người áp dụng tốt các kỹ thuật được huấn luyện đã có thể nhớ trọn bảng tuần hoàn Mendéleev, có người còn lập lỷ lục đáng kinh ngạc được ghi vào sách kỷ lục Guinness là trong vòng mười tháng  học thuộc cả cuốn tự điển Oxford 80.000 từ (kể cả nhớ được số thứ tự và số trang của mỗi từ) như Mahaveer Jain, người Ấn độ được mệnh danh là “người tự điển”.Vậy mà học sinh chúng ta nhiều em học kém, thậm chí phải bỏ học chỉ vì học rồi… quên rồi.

Ở Việt Nam, các nhà quản lý giáo dục đã có dự kiến gì trong việc áp dụng thành tựu khoa học và kinh nghiệm của thế giới để phát triển năng lực não bộ, để dạy cách học cho thế hệ đang ngồi trong nhà trường, để giải phóng tài năng tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ? Những người soạn mới chương trình và sách giáo khoa rất có thể rồi cũng chỉ loay hoay sửa đổi, thêm thắt nội dung các môn học hiện có và cách diễn đạt, trình bày chúng mà thôi. Và rồi với bộ sách mới, học sinh cũng sẽ chỉ biết mỗi một cách học để đạt kết quả học tập tốt, đó là học gạo thật chăm chỉ, thậm chí học thuộc lòng, học vẹt để rồi quên hết sau kỳ thi cử.

May thay trong thực tế giáo dục Việt Nam đã có nhiều thầy cô giáo đang tìm cách  thừa kế kinh nghiệm trong nghề hoặc tiếp cận với thành tựu mới trong khoa học để dạy học sinh một số “mẹo” giúp học mau nhớ và nhớ lâu. Các giáo viên Toán hầu như đều dạy học sinh bài “thơ” ngộ nghĩnh là “cos cộng cos bằng hai cos cos, cos trừ cos bằng hai sin sin, sin cộng sin bằng hai sin cos, sin trừ sin bằng hai cos sin” để nhớ công thức biến tổng các hàm số lượng giác thành tích. Thầy cô dạy Văn nhiều người đã hướng dẫn học sinh ghi nhớ bài giảng văn, soạn dàn ý cho bài tập làm văn bằng sơ đồ Tony Buzan. Thầy cô nào cũng “rút ruột” để hướng dẫn học sinh cách ôn tập tốt nhất để chuẩn bị cho kiểm tra, thi cử… Tất cả những nỗ lực kể trên là rất đáng khuyến khích, chỉ có điều cấp quản lý giáo dục không nên bằng lòng với những nỗ lực lẻ tẻ, dựa hoàn toàn trên kinh nghiệm hay sáng kiến cá nhân này được.

Để công cuộc đổi mới GD-ĐT là thực sự căn bản và toàn diện, chúng ta cần  quan tâm đến những khiếm khuyết hệ thống mà lâu nay thường lọt ra ngoài tầm ngắm của những nhà khởi xướng và người thực hiện cải cách. Trong số này, có vấn đề cần được đặc biệt quan tâm là chưa biết cách giải phóng sức mạnh não bộ của người học,chưa cho sinh viên sư phạm được học về kỹ thuật cải thiện hoạt động của não bộ để dạy học sinh chuyển từ cách học chăm chỉ sang cách học thông minh. Hiện nay trên thị trường đã  có nhiều sách viết về chủ đề tăng cường năng lực não bộ để giúp học sinh thay đổi cách học như làm sao để đọc nhanh hơn, học nhanh hơn, nhớ lại được nhiều hơn, lâu hơn. Nhiều lớp huấn luyện tăng cường năng lực não bộ do người nước ngoài mở tại Việt Nam đã được hàng ngàn người theo học và áp dụng thành công. Cơ hội để tiếp cận với lý luận và thực hành kỹ thuật tăng cường năng lực não bộ đã thực sự mở ra cho ngành giáo dục Việt Nam. Tận dụng được cơ hội này hay không khi thực hiệnđổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, đó là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là các nhà quản lý trường sư phạm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo