xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị dừng game “Chinh phục vũ môn”

YẾN ANH

Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” với hình thức game online do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thu hút hơn 1 triệu học sinh tham gia đã gây ra nhiều lo ngại về sự phản giáo dục

Trước những lo ngại của phụ huynh về việc học sinh nghiện game online cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chiều 9-12, đã trả lời về cuộc thi “Chinh phục vũ môn” trong nhà trường. Đây là cuộc thi do Hội đồng Đội trung ương (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), Bộ GD-ĐT và Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức.

Có giải sẽ được ưu tiên xét tuyển

Tháng 10-2015, Bộ GD-ĐT đã có Công văn số 5551/BDGĐT-CTHSSV gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức cuộc thi game “Chinh phục vũ môn” cho học sinh THCS trong giai đoạn từ tháng 9-2015 đến 4-2016. Học sinh tham gia chương trình này sẽ trả lời câu hỏi trắc nghiệm với hệ thống câu hỏi được xây dựng riêng cho từng khối lớp, 100% miễn phí cho học sinh. Năm học 2016-2017, cuộc thi mở rộng đối tượng từ lớp 3 đến lớp 9.

Trước tình trạng nghiện game của nhiều học sinh tiểu học, một phụ huynh ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) tên là Trần Trọng An bức xúc chia sẻ trên trang Facebook cá nhân tâm thư gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT, trong đó có đoạn: “Tôi viết tâm thư này gửi tới bộ trưởng vì rất lo lắng về việc nhà trường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trực tuyến (game online) có yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào. Con tôi đang là học sinh lớp 5, do thường xuyên kiểm soát việc dùng máy tính của cháu nên tôi phát hiện cháu chơi “Chinh phục vũ môn” với lịch sử khá dày trên trình duyệt web”. Trong bức thư, ông An cũng tỏ ra nghi ngại về độ an toàn, “độ sạch” của game và nếu bị “cài đặt” game online vào trí não (game có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ gây nhiều tác hại.

Học sinh nghiện game đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh nghiện game đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh Ảnh: TẤN THẠNH

Không chỉ có ông An mà nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học khác cũng chia sẻ con mình được chính cô giáo chủ nhiệm hướng dẫn lập nick để chơi game “Chinh phục vũ môn”. Các học sinh luyện chơi, nếu được giải thì sẽ được cấp quận thưởng hoa điểm 10. Điều này dẫn đến lo lắng học sinh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, xao lãng học hành, thậm chí có nguy cơ “nghiện game” do được nhà trường khuyến khích.

Thêm một lý do nữa khiến nhiều học sinh rơi vào tình trạng “nghiện game” là hiện nay, Bộ GD-ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6. Vì thế, nhiều trường chất lượng cao có đầu vào quá lớn chuyển sang hình thức xét tuyển, ưu tiên học sinh có giải thưởng trong các kỳ thi văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội… Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” cũng được một số trường phổ biến cho học sinh và phụ huynh là nếu dự thi có giải sẽ là điểm cộng cho hồ sơ xét tuyển lớp 6 nên đã tạo nên cuộc chạy đua ở nhiều trường tiểu học.

Phát triển tư duy, kỹ năng sống?

Bước sang mùa thứ 3, game online “Chinh phục vũ môn” thu hút gần 1 triệu thí sinh tham gia. Ông Phạm Ngọc Thập, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup, cho biết đây là tựa game giáo dục đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và hoàn toàn có thể chơi miễn phí. Tuy nhiên, ông Thập cũng thừa nhận trong game đang có những mục phải trả phí và đặc biệt, những học sinh nạp thẻ cũng được ưu tiên hơn trong các đợt bình xét.

Phản ứng trước thông tin cho rằng Bộ GD-ĐT khuyến khích đưa game online “Chinh phục vũ môn” vào nhà trường, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng cuộc thi “Chinh phục vũ môn” là để tìm hiểu kiến thức tổng hợp dành cho học sinh THCS với hình thức thi trực tuyến do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khởi xướng và chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của cuộc thi lần thứ nhất, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, sau khi nghiên cứu, Bộ GD-ĐT đã thống nhất phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức cuộc thi lần thứ II (năm học 2015-2016) và lần thứ III (năm học 2016-2017).

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống; đồng thời, giúp các em nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện. Tuy nhiên, bộ này cũng thừa nhận cuộc thi còn một số tồn tại, bất cập như thành phần tham gia chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, tổ chức điều hành chưa tốt đã gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh.

Phải là kênh học tập lành mạnh

Chiều 9-12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của bộ khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi nói trên, tiến hành rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc, khoa học các vấn đề liên quan mà dư luận đang quan tâm. Ông Nhạ cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của bộ chủ động rà soát tất cả cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, hiệu quả thì dừng ngay.

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh chủ trương là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội. Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Bộ GD-ĐT luôn khuyến khích học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến nhưng đó phải là những kênh học tập lành mành và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo