xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng luyện "gà chọi"!

Mai Lê

Năm học mới bắt đầu cũng là lúc các trường tất bật chuẩn bị nhân lực cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên các diễn đàn, khá nhiều ý kiến phản pháo, chỉ trích, lên án việc luyện "gà chọi"

Trong vô số cuộc thi ở trường phổ thông, kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa luôn được đặt ở vị thế cao nhất, tập trung đầu tư nhiều nhất về thời gian, nhân lực, vật lực. Đó sẽ là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích khi cả thầy và trò giàu đam mê, nhiều nhiệt huyết.

Áp lực thành tích

Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là mục đích thiết thực của các đội tuyển học sinh giỏi vẫn đang tồn tại trong các trường phổ thông. Năng khiếu, sở trường của một vài học sinh nổi trội cần được trau dồi, rèn luyện. Và các lớp luyện học sinh giỏi chính là cỗ máy mài giũa những "viên ngọc" thô sơ, khơi dậy tiềm năng, tư chất vốn có của học sinh. Qua đó, người thầy đổi mới phương pháp dạy học, tìm tòi hình thức tổ chức học tập mới, đào sâu kiến thức và kỹ năng thật sự là những trải nghiệm tuyệt vời cho mỗi nhà giáo.

Đừng luyện gà chọi! - Ảnh 1.

Áp lực học sinh giỏi khiến nhiều học sinh phải tìm tới các trung tâm bồi dưỡng văn hóa để học thêm Ảnh : TẤN THẠNH

Tuy nhiên, lâu nay công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã hóa "luyện gà chọi", đó là khi sân chơi trí tuệ này biến thành cuộc chiến căng thẳng. Tất cả âu cũng vì căn bệnh chuộng thành tích mà ra. Từ đây, những bất cập, biến tướng, tiêu cực nảy sinh làm khổ cả thầy và trò.

Ngay từ đầu năm học, bên cạnh hàng loạt chỉ tiêu về số lượng, chất lượng hai mặt mà giáo viên buộc phải "tự nguyện" đăng ký, có một con số khiến nhiều người trăn trở. Đó là bao nhiêu giải học sinh giỏi bộ môn của cá nhân và tổng số giải của tổ chuyên môn. Gọi là "tự nguyện" đăng ký chỉ tiêu nhưng thật sự con số đó đã ngầm áp đặt từ phòng xuống trường, từ trường xuống tổ và từ tổ chuyên môn xuống mỗi giáo viên. Tất nhiên là chỉ tiêu năm sau phải bằng hoặc vượt năm trước.

Hiếm có trường nào không đặt nặng thành tích các cuộc thi học sinh giỏi bởi nó đã được xác định là "chất lượng mũi nhọn". Trường muốn xếp hạng cao phải căn cứ vào số giải thưởng, giáo viên muốn đạt các danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh phải có thành tích nổi bật trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi toàn diện phải có các giải thưởng đi kèm. Giải càng nhiều thì những trang giấy báo cáo thành tích càng rực rỡ, tự hào.

Mấy con số chỉ tiêu vô tri vô giác đó lại tạo ra áp lực cực kỳ lớn cho người dạy. Có giải sẽ được tuyên dương khen thưởng, nở mày nở mặt, vinh dự "chọn mặt gửi vàng" báo cáo kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi. Không có giải, lập tức rơi vào tầm ngắm luận bàn, họp hành liên miên rút kinh nghiệm, bàn giải pháp cho năm học sau.

Không ít chiêu trò

Chính vì vậy, giáo viên được giao nhiệm vụ dạy các lớp bồi dưỡng luôn gánh một áp lực vô hình. Càng gần đến ngày thi, càng ôn luyện căng thẳng. Bên cạnh các buổi học đã được ấn định, còn phải tranh thủ điều học trò đi luyện trong các buổi học chính khóa. Và không thiếu cảnh giáo viên bồi dưỡng mở lời xin xỏ, năn nỉ giáo viên đứng lớp cho trò vắng tiết này, tiết kia. Rồi kiêm luôn nhiệm vụ "ngoại giao" với các giáo viên để trò làm bù bài kiểm tra cho hoàn thành cơ số điểm đúng quy chế.

Vì phải "luyện gà" để đưa đi "chọi" nên việc "tranh gà", "cướp gà" không thể không có. Khi một học sinh được 2 môn học khác nhau chọn, lập tức rất nhiều chiêu trò dụ "gà cưng" về đội tuyển được đưa ra. Bên cạnh các lời dỗ dành ngon ngọt, cá biệt có giáo viên còn dùng áp lực để ép buộc và lôi kéo cho bằng được học trò về với đội tuyển của mình. Tôi đã từng chứng kiến những giọt nước mắt tức tưởi của cô học trò nhỏ mê văn chương bị ép đi bồi dưỡng môn học khác. Tiếc rằng nhiều người chỉ chăm chăm "bồi" thêm kiến thức mà quên mất việc "dưỡng" niềm đam mê, yêu thích môn học!

Các kỳ thi học sinh giỏi vốn là chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục để phát hiện, bồi dưỡng tài năng của lớp trẻ. Đó thật sự là một sân chơi của những con người có niềm đam mê và nỗ lực khẳng định bản thân. Xin đừng vô tình dập tắt đam mê, biến trò thành "gà chọi" chỉ biết cắm đầu cắm cổ tranh giành giải thưởng!

Muốn vậy, ngành giáo dục cần phải loại bỏ căn bệnh thành tích trong thi học sinh giỏi. Cần đổi mới cơ chế đánh giá thi đua, bỏ ngay các chỉ tiêu khống chế, áp đặt khiến thầy và trò chạy bở hơi tai theo những con số cao ngất ngưởng. Từ đây, những đổi thay trong cách dạy, cách học, cách thi mới dần định hình và kỳ thi học sinh giỏi mới quay về ý nghĩa vốn có. 

Giáo viên miễn cưỡng

Chế độ đãi ngộ đối với giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lại cực kỳ hạn chế dẫn đến tình trạng nhiều người miễn cưỡng dạy theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa", làm cho có, cho xong chuyện. Ở cấp trung học cơ sở, dạy bồi dưỡng là nhiệm vụ bắt buộc, không được tính tiết vào định biên số tiết, không có chế độ lương thưởng. Có trường ưu ái tìm được nguồn quỹ khuyến học thì bồi dưỡng thêm cho thầy cô tiền xăng xe đi lại, trao thưởng khi có giải. Ngược lại thì chỉ là con số 0 tròn trĩnh. Áp lực lớn, khối lượng công việc mà đãi ngộ lại eo hẹp khiến phần lớn giáo viên ít mặn mà với công tác bồi dưỡng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo