xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Em sẽ về thăm thầy

Tôn Thất Thọ (230 chung cư Nhiêu Lộc A, P. Tân Thành, Q. Tân Phú -TPHCM)

Không hiểu sao đã hơn 40 năm trôi qua, bài học thuộc lòng thuở còn học lớp nhất (lớp năm bây giờ) tôi vẫn còn thuộc như in! Bài học có tựa là Bài Việt sử, tôi đã được học ở năm cuối bậc tiểu học với thầy Vĩnh Thọ, tại Trường Tiểu học Trần Cao Vân ở Huế. Và hôm nay, cứ mỗi lần ngồi nhẩm lại bài học đó, tôi lại nhớ đến thầy.

Năm ấy, thầy Thọ còn trẻ lắm, thầy rất thương yêu chúng tôi và tận tâm trong việc dạy dỗ. Lớp tôi chỉ toàn là nam sinh (nữ học lớp riêng). Hồi bấy giờ, mỗi lớp được mang tên một vị anh hùng dân tộc, đó cũng là khẩu hiệu mà lớp trưởng hô lên cho toàn thể học sinh đáp lời, trong các nghi thức sinh hoạt và đầu buổi học. Lớp tôi không mang tên danh nhân, mà lại được thầy đặt tên là "Trường Sơn", tiếng reo đáp lại là "Vững". Các tổ được thầy đặt tên các dãy núi ở nước ta là Bắc Sơn, Ngân Sơn, Hoành Sơn, Thất Sơn... Bài ca chính thức của lớp là bài Nước non Lam Sơn, ca ngợi chiến công của anh hùng Lê Lợi, đó là bài hát mà chúng tôi phải hát lên trước khi bắt đầu các bài học trong ngày. Bài hát đó cho đến hôm nay tôi cũng không thế nào quên được!

Chúng tôi đã được thầy giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, qua những việc bình thường hằng ngày như thế đó!

Tôi còn nhớ một buổi học về vẽ bản đồ Việt Nam; ban đầu thầy cho chúng tôi vẽ một cái khung hình chữ nhật dựng đứng, sau đó hướng dẫn chúng tôi chia thành từng ô nhỏ. Tiếp theo là tạo các đường thẳng, đường xiên cơ bản. Dựa theo các đường thẳng đó, bắt đầu vẽ các đường uốn khúc để tạo ra hình dáng tấm bản đồ Việt Nam chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Nhờ đó, những tấm bản đồ của chúng tôi vẽ ra, tấm nào trông cũng rất cân đối, hài hòa.

Chính nhờ những bài học đầu tiên về vẽ bản đồ Việt Nam của thầy, mà cho đến hôm nay, tôi rất tự hào vì mình có thể vẽ nên một tấm bản đồ đất nước rất nhanh và rất đẹp.

Để bổ sung và ghi nhớ nội dung bài học, thầy cũng thường cho chúng tôi tập diễn kịch, mỗi khi học xong một bài học về lịch sử hay giáo dục công dân, chúng tôi được thầy tập diễn các cảnh: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, cảnh Hội nghị Diên Hồng... nên lớp tôi hồi đó, đứa nào cũng có thể trở thành “diễn viên” rất tự nhiên và dạn dĩ. Chiều nào, chúng tôi cũng được thầy hướng dẫn chơi các trò chơi tập thể, chăm sóc vườn hoa của trường... Những buổi học đó thật vui và thoải mái.

Thời gian vùn vụt trôi qua. Lớn lên, tôi xa quê hương lập nghiệp, một buổi nọ, tình cờ đọc báo, qua ảnh chụp, tôi đã nhận ra thầy mà không sợ nhầm lẫn. Thầy đã nghỉ hưu và vẫn ở tại Kim Long. Bài báo cho biết, thầy đã thực hiện được một công trình văn hóa rất đáng khâm phục, đó là viết thơ Lục Vân Tiên trên vải bằng thư pháp và bằng chữ Nôm song song trên nền vải lụa dài 120 m, xếp thành 260 trang..

Những lời của thầy nói hôm nay trên báo hình như tôi đã được nghe ở thầy từ hơn 40 năm trước!

Tôi đã cất giữ bài báo và thực sự tự hào vì có một người thầy như thế!

Thầy ơi! Chắc thầy sẽ không quên em, người học trò được thầy phê nhận xét cuối năm trong học bạ: “Học giỏi và thông minh, nhưng tính thụ động nên thường thua sút bạn bè...”.

Hè này, nhất định em sẽ về thăm thầy...!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo