xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục ĐH: Chưa bình đẳng, thiếu cân đối

THÙY VINH

“Nhiều hạn chế”, “chưa hiệu quả”, “nhiều bất cập”… là những cụm từ xuất hiện liên tục trong báo cáo kết quả giám sát giáo dục ĐH do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vừa trình Quốc hội

Báo cáo được thực hiện sau khi các đoàn giám sát tiến hành khảo sát 50/419 cơ sở giáo dục ĐH, dựa vào báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và 264/419 cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước. Báo cáo đề cập nhiều vấn đề "nóng" của giáo dục ĐH hiện nay như nguồn đầu tư còn thấp, thu học phí, lệ phí vượt mức quy định; rất nhiều trường CĐ, ĐH ngoài công lập được thành lập nhưng lại chưa có những cơ chế, chính sách cụ thể và khả thi…

img
Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TPHCM nghiên cứu khoa học Ảnh: Tấn Thạnh

Cạnh tranh không lành mạnh

Đặc biệt, báo cáo đề cập sự bất bình đẳng, cạnh tranh không lành mạnh giữa trường công lập và ngoài công lập do chưa có cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ. "Được Nhà nước hỗ trợ cả về đất đai, cơ sở vật chất và một phần kinh phí thường xuyên nên các trường công lập thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp. Đồng thời, do bị khống chế trần học phí nên để tăng nguồn thu, các trường công lập có xu hướng tìm cách tăng số lượng, quy mô đào tạo, mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo trong khi năng lực chưa tương xứng" - báo cáo nêu.

Trong khi đó, các trường ngoài công lập phải "tự lo" nhưng lại đang đối mặt với việc thiếu nguồn tuyển sinh do có sự cạnh tranh, mở rộng quy mô quá mức của các trường công lập, nhiều trường hiện nay còn đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì cơ sở vật chất yếu kém và không tuyển được sinh viên.

Báo cáo cũng nhận định tốc độ thành lập mới các trường còn cao. Giai đoạn 2009-2012, có 23 trường công lập và 10 trường tư thục được thành lập, bằng 10,86% tổng số trường được thành lập trong giai đoạn 10 năm trước đó. Tuy nhiên, có sự mất cân đối cơ cấu ngành nghề đào tạo.
 
Phần đông các cơ sở giáo dục ĐH, trong đó hầu hết các cơ sở ngoài công lập, vẫn tập trung chủ yếu tuyển sinh các ngành dễ dạy, dễ học, ít phải tốn kém đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành trong quá trình đào tạo như các ngành quản trị kinh doanh, ngân hàng, tài chính, ngoại ngữ... Trong khi đó, vẫn chưa có cơ chế khuyến khích sinh viên vào học các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, nông-lâm-ngư.

Chưa có chế tài xử lý hậu kiểm

Báo cáo cho rằng để có được người học, nhiều cơ sở giáo dục ĐH tìm mọi cách lôi kéo sinh viên như không trả giấy chứng nhận kết quả thi hoặc không cho rút hồ sơ thí sinh… mà chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng đầu vào và nguyện vọng của học sinh; tuyển sinh ở mức điểm sàn tối thiểu, thậm chí còn xin vận dụng những quy định ưu tiên để tuyển sinh dưới điểm sàn.

Bên cạnh đó, tốc độ tăng quy mô hiện nay vẫn còn cao so với khả năng đáp ứng của các điều kiện bảo đảm chất lượng, dẫn đến chất lượng đào tạo còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo; tỉ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Hiện toàn ngành chỉ có 286 giảng viên có chức danh giáo sư (0,5%), 2.009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%). Một số trường có số lượng giảng viên cơ hữu chỉ dưới 50 người như Trường ĐH Thành Đông, Trường ĐH Công nghệ Đông Á, Trường CĐ Công nghiệp Cao su, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi…

Báo cáo nhìn nhận dù việc thẩm định thành lập trường được đẩy mạnh nhưng hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể về công tác hậu kiểm đối với các trường sau khi thành lập. Vì vậy, nhiều cơ sở giáo dục ĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng diện tích đất theo quy định vẫn còn rất thấp; nhiều trường vẫn phải đi thuê cơ sở đào tạo ở nhiều địa điểm khác nhau, gây khó khăn rất lớn cho việc học tập của sinh viên.
 
Theo quy định, sau 3 năm kể từ năm 2010, các cơ sở giáo dục ĐH vẫn chưa có cơ sở riêng thì phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ hoặc giải thể nhưng sau nhiều đợt thanh tra, Bộ GD-ĐT vẫn chưa đưa ra danh sách các trường phải giải thể…

Hạn chế thành lập trường công

Trước nhiều hạn chế bất cập của giáo dục ĐH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của giáo dục ĐH, đặc biệt là các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH; đổi mới phương thức phân bổ kinh phí theo hướng giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm đầu ra thông qua kiểm định chất lượng giáo dục ĐH cũng như đánh giá xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH, tạo sự cạnh tranh giữa các trường trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo…

Ủy ban cũng đề nghị không thành lập thêm các cơ sở giáo dục ĐH công lập ở những vùng đã có nhiều trường và các trường thuộc địa phương nhưng ngân sách không đủ bảo đảm; ưu tiên thành lập các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập có vốn đầu tư lớn; giảm chỉ tiêu tuyển sinh, đình chỉ mở ngành và đình chỉ hoạt động, sáp nhập, hạ cấp hoặc giải thể những cơ sở giáo dục ĐH sau nhiều năm hoạt động nhưng vẫn không thực hiện cam kết thành lập trường, không hội đủ điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo