xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ăn lương tháng" thì lãnh đạo sở chọn sách nào?: Giáo viên chọn sách giáo khoa theo... định hướng

NGUYỄN THUẬN - HUY LÂN

TP HCM đã định hướng tất cả các trường phải mua 32 đầu sách giáo khoa lớp 1, giáo viên phải đọc hết các đầu sách để chọn, song quyền chọn sách này có được tôn trọng không hay chỉ là hình thức

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố 32 đầu sách giáo khoa (SGK) lớp 1 sẽ được sử dụng trong năm học tới, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các trường phải mua đủ 32 đầu sách đã được thẩm định để giáo viên tiếp cận. Từ đó, giáo viên tham mưu cho hiệu trưởng nên chọn sách nào đưa vào giảng dạy. Việc lựa chọn sách cho năm học 2020-2021 phải thực hiện xong trước tháng 3-2020 nhưng đến nay, giáo viên vẫn chưa được tiếp cận sách.

Rất mơ hồ!

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn chọn SGK mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành, hiệu trưởng và các giáo viên chuyên môn sẽ được toàn quyền lựa chọn SGK. Nhưng thực tế, nhiều trường tại TP HCM khẳng định sẽ chọn SGK theo định hướng của phòng GD-ĐT quận, huyện.

Ông Nguyễn Văn Cứng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Thủ Đức, TP HCM), cho biết trường vừa hoàn thành báo cáo đóng góp ý kiến dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK lên Phòng GD-ĐT quận Thủ Đức. Chiều 2-12, khi họp hiệu trưởng tại quận, trường mới biết được thông tư. Đến sáng 3-12 mới nhận được dự thảo thông tư. Chiều cùng ngày, trường đã gấp rút họp hội đồng chuyên môn để kịp báo cáo đóng góp ý kiến dự thảo.

Ăn lương tháng thì lãnh đạo sở chọn sách nào?: Giáo viên chọn sách giáo khoa theo... định hướng - Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 tại TP HCM chuẩn bị sách vở đầu năm học Ảnh: NGUYỄN THUẬN

"Lựa chọn SGK mà không có SGK thì lấy gì chọn? Hiện tại, chỉ dựa vào nội dung dự thảo thông tư hướng dẫn để chọn, rất mơ hồ, không biết nội dung là gì thì biết chọn như thế nào? Trường vẫn đang chờ chỉ đạo của Phòng GD-ĐT. Lựa chọn SGK dựa trên hình thức bỏ phiếu kín nhưng không dạy thử thì mang tính chủ quan quá nhiều" - ông Cứng nêu.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Phú khẳng định Phòng GD-ĐT sẽ định hướng cho các trường chọn SGK chung để tránh trường hợp bị chênh lệch quá lớn tại các trường trong quận. Vị này ví dụ một gia đình có 2 con học ở 2 trường khác nhau, học 2 SGK khác nhau thì phụ huynh rất khó theo dõi, nắm bắt năng lực học của con. Trong khi đợi định hướng tiếp theo của phòng GD-ĐT, trường đã tổ chức định hướng các nội dung trọng tâm, tổ chức tập huấn, làm công tác tư tưởng để giáo viên nắm trước.

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Kịp (quận Tân Bình, TP HCM) cũng đang chờ định hướng từ Phòng GD-ĐT để lựa chọn SGK. Lãnh đạo trường này cho rằng có thể nhiều trường trong quận sẽ chọn cùng một bộ sách theo hướng dẫn chung của phòng. Để không bị chênh khi trường chọn SGK rồi sau đó TP chọn lại bộ khác thì nên thống nhất để học sinh yên tâm học.

Hãy trao quyền cho giáo viên!

Ông Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông và thẩm định sách, còn việc chọn bộ sách nào phù hợp là quyền của giáo viên vì họ được đào tạo đủ năng lực để thẩm định. Khi dạy SGK mới, bộ cần kiểm tra xem giáo viên có thực hiện đúng kiến thức, kỹ năng của chương trình đã ban hành không. Trong dự thảo, Bộ GD-ĐT đề cập đến hội đồng chọn sách, trong đó có các tổ trưởng, đại diện giáo viên, ủy viên hội đồng tham khảo ý kiến của giáo viên... trong khi lẽ ra tất cả giáo viên phải được tham gia để quyết định chứ không phải chỉ có ý kiến tham khảo.

Chi tiết hơn, bà Lê Thị Ngọc Điệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), cho rằng để những ý kiến được đưa ra hội đồng là chính xác thì trước đó, từng bộ môn phải tập hợp được đầy đủ giáo viên tham gia nêu ý kiến. Còn bà Võ Ngọc Thu, nguyên Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cũng lo ngại về việc quận 5 có 16 trường tiểu học, nếu mỗi trường chọn một kiểu thì sẽ rất khó khăn trong công tác kiểm tra. Vì vậy, nên chăng thống nhất chung ít nhất ở cấp quận để chọn bộ sách cốt lõi, tránh trường hợp khi học sinh chuyển trường lại phải mua thêm sách ở trường mới. 

Phụ huynh cũng phải mua 32 đầu sách?

Theo dự thảo thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK, phụ huynh sẽ được tham gia đóng góp ý kiến lựa chọn SGK. Tuy nhiên, nhiều giáo viên thắc mắc để phụ huynh đóng góp được ý kiến có chất lượng thì phải đọc hết tất cả đầu sách như giáo viên. Tiền mua SGK cho giáo viên tham khảo chọn lựa sẽ lấy từ nguồn ngân sách của trường. Vậy nếu phụ huynh tham gia lựa chọn sách sẽ trích tiền từ đâu để mua 32 đầu sách? Ngoài ra, bà Võ Ngọc Thu cho rằng việc thẩm định chọn sách nên để hoàn toàn cho những người có chuyên môn quyết định chứ không đưa vào hội đồng lựa chọn sách cho đủ thành phần.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 6-12

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo