xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gợi ý giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2009

(NLĐO)-Bài giải gợi ý môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2009.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I(3,0 điểm)

       1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

       2. Cho bảng số liệu :

Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006

Vùng

Đồng bằng sông Hồng

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số (nghìn người)

18208

4869

12068

Diện tích (km2)

14863

54660

23608

       a) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.

       b) Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp?

Câu II(2,0 điểm)

       Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành (đơn vị : %)

Nhóm ngành

Năm

Chế biến

Khai thác

Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Tổng

2000

79,0

13,7

7,3

100,0

2005

84,8

9,2

6,0

100,0

       1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên.

       2. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta năm 2005 so với năm 2000.

Câu III(3,0 điểm)

       1. Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ.

       2. Trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

       Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó

(câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

       Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

       1. Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng.

       2. Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

       1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

       2. Tóm tắt tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay.

 

BÀI GIẢI GỢI Ý

 

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I.

       1.a) Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc :

Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.

            + Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt -  Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143 m);

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

+ Ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hóa. Kẹp giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

       b) Những đặc điểm trên ảnh hưởng tới sự phân hóa khí hậu của vùng :

       Đây là vùng cao nhất nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, biên độ nhiệt lớn, khí hậu phân hóa theo độ cao:

            - Độ cao dưới 700m : Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm từ khô hạn đến ẩm ướt.

            - Độ cao từ 700m đến 2600m : khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C mưa nhiều, độ ẩm tăng.

            - Cao trên 2600m (chỉ có ở dãy Hoàng Liên Sơn) nhiệt độ dưới 150C, mùa đông dưới 50C.

      2.a) Mật độ dân số của từng vùng :

Vuøng

Ñoàng baèng soâng Hoàng

Taây Nguyeân

Ñoâng Nam Boä

Mật độ dân số (người/km2)

1225

89

511

       b) Tây Nguyên có mật độ dân số thấp vì :

       - Đây là vùng có diện tích lớn 54660km2, dân số chỉ có 4869 nghìn người nên mật độ dân số thấp (89 người/km2) năm 2006.

       - Giải thích :

            + Đây là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, rừng còn nhiều, địa hình khá hiểm trở chưa được khai thác nhiều.

            + Là nơi cư trú của phần lớn các dân tộc ít người.

            + Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển.

Câu II.

       1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp :

img
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành

2. Nhận xét :

-          Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo các nhóm ngành không cân đối và có sự thay đổi qua hai năm 2000 và 2005.

-          Chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp chế biến (79% và 84,8%), kế đó là công nghiệp khai thác (13,7% và 9,2%) và thấp nhất là công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (7,3% và 6,0%).

-          Từ năm 2000 đến năm 2005 :

                        + Tỉ trọng công nghiệp chế biến tăng 5,8%.

                        + Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm 4,5%.

                        + Tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 1,3%.

Câu III:

       1.  Thuận lợi và khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ :

       - Thuận lợi :

            + Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; đất phù sa cổ (ở trung du), đất phù sa ở dọc thung lũng các sông và các cánh đồng ở miền núi.

            + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

·         Cây công nghiệp cận nhiệt đới tiêu biểu là cây chè, đây là vùng chè lớn nhất cả nước

·         Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng và Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng…), các cây ăn quả như mận, đào, lê.

·         Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.

            + Một số đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc lớn

            + Có tỉnh Quảng Ninh giáp biển thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

       - Khó khăn :

            + Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.

            + Địa hình của vùng hiểm trở.


      
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng:

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 20% , 34% và 46%.

            -Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

                        *Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

                        *Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng hiệu quả các thế mạnh của tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử.

                        *Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo … cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

       Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó

(câu IV.a hoặc câu IV.b)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn

       1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng :

- Tây Nguyên : là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất nước ta (các tỉnh trồng nhiều : Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông).

       - Đông Nam Bộ : vùng chuyên canh cây cà phê lớn thứ 2 sau Tây Nguyên (các tỉnh trồng nhiều: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai).

       2. Giải thích :

       - Có đất đỏ badan

       - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cận xích đạo

       Phù hợp với sinh thái cây cà phê.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao

1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long : Tân An, Mỹ Tho, Long Xuyên, Hà Tiên, Rạch Giá, Sóc Trăng, Cà Mau.

       - Tân An : ngành công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may

       - Mỹ Tho : ngành công nghiệp chế biến nông sản, hóa chất phân bón, điện tử

       - Long Xuyên : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, dệt may

       - Hà Tiên : ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

       - Rạch Giá : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản

       - Sóc Trăng : ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản

       - Cà Mau: ngành công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản

       2. Tình hình tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta từ năm 1990 đến nay:

       - Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP của nước ta tăng liên tục qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 7,2% /năm.

       - Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

       - Cuối thế kỉ XX, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực xảy ra khủng hoảng tài chính trầm trọng.

       - Nông nghiệp: đạt thành tựu lớn nhất. Việt Nam đã đảm bảo được an toàn lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

       - Công nghiệp: phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, từ năm 1991 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trung bình 14%/năm.

       Sản phẩm công nghiệp tăng về số lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm được nâng lên.

       * Những hạn chế :

       - Nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, tăng về số lượng, chậm chuyển biến về chất lượng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững.

            - Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu

 

Nguyễn Thị Lành (PTTH Ngô Gia Tự - TP.HCM)


 TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUỐC TẾ CETANA PSB INTELLIS (PSB College)

Trường Cao đẳng Quốc tế Cetana PSB Intellis (PSB College) cung cấp các chương trình đào tạo của PSB Singapore về Quản trị và Kinh doanh tại Việt Nam. PSB tại Singapore hiện nay là thành viên của tập đoàn TUV SUD PSB, được sáng lập bởi Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore trước đây. PSB đã cung cấp các chương trình đào tạo thực tiễn cho nguồn lao động tri thức Singapore từ hơn 40 năm nay.

Khi theo học tại PSB College, Việt Nam sinh viên được tiếp cận với các phương pháp dạy và học tiên tiến: chương trình giảng dạy gắn liền với thực tế và được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh, giáo trình nguyên bản được phát cho sinh viên miễn phí, thiết bị nghe nhìn hiện đại, hệ thống truy cập wifi băng thông rộng phủ sóng toàn trường, trung tâm học liệu và thư viện hiện đại với nhiều tài liệu, dữ liệu phong phú hỗ trợ tích cực cho việc tìm hiểu, tự học và tra cứu thông tin của sinh viên.

Ngoài ra, sinh viên trong quá trình học cũng được cung cấp các kỹ năng làm việc để sẵn sàng làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp khi ra trường. Với những sinh viên có nguyện vọng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn sẽ không cần phải băn khoăn nhiều về việc chọn trường chuyển tiếp sau khi tốt nghiệp vì PSB phối hợp với các trường đại học Australia, Anh, Mỹ đào tạo các chương trình liên thông đại học và sau đại học.

img
Sinh viên Quản trị Marketing trong chuyến tham quan học tập tại Công ty Coca Cola

Chương trình đào tạo

PSB College đào tạo các ngành Quản trị Tài chính và Kế toán, Quản trị Marketing, Quản trị Khách sạn, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Nguồn nhân lực

Chương trình đào tạo tại PSB College, Việt Nam được thực hiện bằng tiếng Anh đồng nhất với chương trình học tại PSB Singapore với thời gian trung bình khoảng một năm rưỡi (không kể chương trình dự bị). Sau khi hoàn thành chương trình học tại Việt Nam, sinh viên sẽ có hai sự lựa chọn.

Thứ nhất, sinh viên có thể bắt đầu con đường nghề nghiệp của mình. Sinh viên theo học chương trình quốc tế thường có nhiều lợi thế do chương trình giảng dạy gắn liền với thực tế và được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Anh, trang bị đầy đủ cho sinh viên hai yếu tố cần thiết cho công việc sau này: giỏi ngoại ngữ và vững chuyên môn. Ngoài ra, sinh viên trong quá trình học cũng được cung cấp các kỹ năng làm việc để sẵn sàng làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp khi ra trường.

Thứ hai, sinh viên có thể chuyển tiếp đại học để hoàn tất chương trình cử nhân tại một trong những trường đại học hàng đầu tại Singapore, Australia hoặc Anh như đại học Newcastle, đại học Griffith, đại học Wollongong, đại học James Cook (Australia), đại học Loughborough, đại học Nottingham (Anh). Do có nhiều trường đại học đối tác để lựa chọn nên sinh viên sẽ không cần phải băn khoăn nhiều về việc chọn trường chuyển tiếp trước khi tốt nghiệp.

Một lợi ích nữa mà chương trình hai giai đoạn này với giai đoạn 1 học tại Việt Nam mang lại là sinh viên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí trước khi chuyển tiếp học đại học tại nước ngoài. Thay vì phải học toàn bộ chương trình tại nước ngoài trong 3- 4 năm, thời gian học sẽ rút ngắn với học phí thấp hơn khi học giai đoạn đầu tại Việt Nam vì sinh viên sẽ được miễn một số tín chỉ ở chương trình đại học. 

Ngành học mới tại PSB College

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực Quản lý tài chính, PSB College giới thiệu ngành học mới về Quản trị Tài chính Kế toán và Quản trị nguồn nhân lực.

Ngành Quản trị Tài chính - Kế toán

Chương trình học tập trung trong 15 tháng với nội dung chú trọng chuyên sâu vào khía cạnh quản lý trong Tài chính và Kế toán như Kế toán tài chính, Quản trị tài chính, Hệ thống thông tin doanh nghiệp, Chiến lược tài chính … Ngành học này đặc biệt phù hợp đối với các cá nhân muốn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, hoặc ngay cả những người đang làm công tác tài chính kế toán mong muốn nâng cao kiến thức chuyên môn của mình.

Chương trình Quản trị Tài chính & Kế toán tại PSB College trang bị cho sinh viên một nền tảng kiến thức chuyên môn rộng lớn và một tầm nhìn tổng quát trong việc quản lý và đề ra các chiến lược tài chính của doanh nghiệp mình. Sinh viên sẽ làm quen với môi trường kinh doanh hiện đại, và quan trọng hơn cả là tiếp cận kiến thức và áp dụng vào thực tế quản trị kế toán và tài chính trong thế kỷ 21.

Ngành Quản trị Nguồn nhân lực

Yếu tố con người đóng vai trò trọng yếu trong doanh nghiệp vì đây chính là yếu tố quyết định hoạt động của doanh nghiệp. Chương trình Quản trị Nguồn nhân lực với các môn học được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng giải quyết vấn đề như tuyển chọn, xem xét, đánh giá nhân sự, chế độ lương bổng, phúc lợi, đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Sinh viên sẽ hiểu rõ lý thuyết và ứng dụng vào thực tiễn các chức năng cụ thể trong quản lý nhân sự của doanh nghiệp, phát huy khả năng quản lý của các bộ phận chức năng khác trong công ty, quản lý nhân sự để gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Nghề nhân sự còn mang lại cho sinh viên nhiều lựa chọn phong phú sau khi ra trường, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc ở các công ty đa quốc gia, làm việc ở phòng nhân sự của các công ty trong và ngoài nước, tư vấn nhân sự hay làm việc tại các công ty chuyên về tuyển dụng nhân sự.

img
Sinh viên Quản trị Khách sạn trong chuyến tham quan học tập tại Khách sạn Sheraton

Chương trình Quản trị viên tập sự

Song song với quá trình dạy và học, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan học tập thực tế cho sinh viên. Sau các bài giảng lý thuyết trên lớp, sinh viên tham quan các công ty, xí nghiệp, khách sạn… để có cơ hội tiếp xúc thực tế với ngành công nghiệp từ trước khi ra trường. Sinh viên có thể đăng k‎ý vào chương trình Quản trị viên tập sự để bắt đầu con đường sự nghiệp của mình.

Hiện nay, nhu cầu thị trường việc làm đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế và thông thạo Anh ngữ. Yêu cầu này càng cao khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Nền kinh tế đang chuyển mình để theo kịp những biến đổi mang tính chất cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Trường Cao đẳng Quốc tế Cetana PSB Intellis (PSB College) mong muốn đóng góp một phần vào quá trình xã hội hóa giáo dục và mang lại thành công từ học vấn cho sinh viên Việt Nam.

Khơi nguồn tri thức tại PSB College, Việt Nam

 

Điện thoại: 3923 2233; Fax:3923 2211

Email: education@cetanapsb.edu.vn

Website: www.psbcollege.edu.vn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo