xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gợi ý giải đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2009

(NLĐO)-Bài giải gợi ý môn Văn tốt nghiệp THPT 2009.

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

            Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì ? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.

Câu 2 (3 điểm)

            Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.

 

PHẦN RIÊNG (5 điểm)

            Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

 

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

            Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

 

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm)

            Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? Của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2008).

 

BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu 1.  Bài làm cần có 3 ý chính sau:

  1. Giới thiệu vài nét về tác giả – tác phẩm:

-         Tác giả: Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn lớn có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX.

-         Tác phẩm Thuốc là truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, đăng lần đầu tiên trên tạp chí Tân thanh niên số 5/1919, là bức tranh thu nhỏ về xã hội Trung Quốc tối tăm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tác phẩm được đánh giá như một “tiếng thét để an ủi những người chiến sĩ” và để cảnh tỉnh tinh thần nhân dân, truyền cho họ ý chí nghị lực bước vào giai đoạn đấu tranh mới.

  1. Câu chuyện của những người khách trong quán trà nhà ông bà Hoa Thuyên:

-         Bàn về cái chết của người tử tù Hạ Du và cho rằng anh ta là kẻ “điên rồi”.

-         Bàn về việc ông Hoa Thuyên mua được chiếc bánh tẩm máu người tử tù.

-         Bàn về hiệu quả của liều thuốc được truyền tụng trong dân gian chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu tươi của người.

  1. Điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy:

-         Phê phán tuyệt đại bộ phận nhân dân Trung Hoa thời kỳ ấy ngu muội, lạc hậu, như đang “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”; xã hội Trung Quốc là một “con bệnh trầm trọng” đòi hỏi một liều “thuốc” mới, cần phát quang một “con đường” mới.

-         Tỏ thái độ đau xót, tiếc thương cho người chiến sĩ chiến đấu hy sinh cho quần chúng mà quần chúng “ngu muội quá đỗi” không hiểu. Cùng với ý nghĩa trên, tác giả đưa ra tư tưởng chủ đề của tác phẩm: cần có liều “thuốc” mới chữa căn bệnh rời rã của quốc dân.

 

Câu 2. Có thể tham khảo những luận điểm chính sau đây (không cần thiết tuân theo thứ tự):

-         Vai trò của sách trong thời đại thông tin nghe – nhìn: khẳng định các phương tiện thông tin nghe – nhìn đang phát triển ngày nay không thể thay thế được hoàn toàn cho việc đọc sách.

-         Tác dụng của việc đọc sách:

+ Cung cấp thông tin, tri thức mọi mặt.

+ Bồi dưỡng giáo dục, nâng cao khiếu thẩm mĩ.

+ Giáo dục đạo đức, tình cảm, hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng đất nước.

+ Chú ý, cảnh giác với sách có nội dung độc hại.

+ Đọc sách là cái đích hướng đến của tất cả mọi người trong khát vọng chinh phục tri thức.

 

Câu 3.a.

            - Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích theo định hướng (về giá trị của tác phẩm)

            - Phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học: Trả lời câu hỏi "Trong tác phẩm này, nhà văn tố cáo, lên án ai, việc gì, đồng thời thông cảm, bênh vực, ca ngợi ai, việc gì?"

            - Cũng cần giới hạn phạm vi bài làm trong phần đầu của truyện Vợ chồng A Phủ: Từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài.

            Thân bài được triển khai hai giai đoạn chính theo hai yêu cầu về nội dung.

            A. GIÁ TRỊ HIỆN THỰC (giới thiệu sơ lược)

            - Cuộc sống bị áp bức, số phận người lao động miền núi thời thuộc Pháp

            - Bộ mặt tàn bạo của bọn phong kiến miền núi

            B. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO (phần trọng tâm)

- Tập trung tố cáo, vạch trần tội ác của những thế lực đã chà đạp lên quyền sống của con người.

            - Nhìn thấy những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động và tập trung biểu dương ca ngợi những phẩm chất ấy.

            - Thấu hiểu và thông cảm sâu sắc tâm tư, tình cảm cũng như những ước mơ, nguyện vọng của những người bị chà đạp.

            Có thể nói cả ba phương diện trên đây đều được thể hiện sinh động và sâu sắc trong tác phẩm. Bộ mặt tàn bạo của bọn chúa đất - phong kiến mà tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra đã được phơi bày.

- Ở những con người nô lệ khốn khổ và tủi nhục như A Phủ và Mị, người đọc vẫn thấy ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp và một sưc sống mạnh mẽ. Không thông cảm và thấu hiểu những số phận khốn khổ như Mị, nhà văn không thể miêu tả thành công tâm trạng phức tạp và phong phú của Mị trong quá trình tự giải phóng mình, bằng bút pháp miêu tả nội tâm sâu sắc.

 

Câu 3.b.

I.Giới thiệu:tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp hình tượng dòng sông qua bút pháp tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

II. NỘI DUNG CHÍNH: (thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý chính sau đây)

            Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp sông hương ở nhiều góc độ: từ thượng nguồn tới khi qua kinh thành Huế; từ tự nhiên, lịch sử văn hoá, nghệ thuật.

1. Vẻ đẹp sông Hương ở thương nguồn:

- Ở đấy ta gặp một dòng sông đẹp, mạnh mẽ được ví như “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”, sông như bản trường ca; sông như cơn lốc, sông như cô gái Di gan và nâng lên thành vẻ đẹp cao cả: “người mẹ phù sa”

- Tác giả tăng vẻ đẹp cho dòng sông bằng nghệ thuật nhân hoá.

2. Vẻ đẹp sông Hương trước khi về kinh thành Huế:

- Hương giang như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”

- Dòng sông mềm như tấm lụa (hình dáng)

- Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím (màu sắc)

- Trôi  chậm như mặt hồ yên tĩnh (dòng chảy)

            Tất cả đều đó tạo nên một vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí như cổ thi.

            Khi dòng sông chảy vào thành phố, tác giả đã có những phát hiện độc đáo về sông  Hương.

            3. Vẻ đẹp sông Hương chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố

            Nó mang vẻ đẹp như chiều sâu hồn người:

            Như xa lâu ngày gặp lại cố nhân kinh thành thân yêu nên sông Hương “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của cùng ngoại ô Kim Long”.

            + Cảm xúc như trào dâng, dòng sông chợt mềm hẳn đi, say đắm lạ thường “như tiếng vâng không nói ra của tình yêu”

            +  Dòng sông như lưu luyến lúc rời xa kinh thành, Nó tựa như một “nỗi vấn vương” và cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”.

            Lối so sánh tài tình và nhân cách hoá độc đáo làm người đọc ngây ngất và tâm hồn thăng hoa theo dòng sông đa tình như một khách hào hoa phong nhã .

      4. Vẻ đẹp khác của sông Hương:

      - Dòng chảy lịch sử.

      - Dòng chảy của văn hoá và thi ca.

      - Dòng sông đi vào đời thường “nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một cô gái dịu dàng của đất nước”.

III. Kết luận:

-   Sông Hương được cảm nhận với nhiều góc độ, bằng bút pháp tài hoa và văn phong mềm mại, tạo nên đường nét thật tinh tế làm nên vẻ đẹp cổ kính của kinh thành.

-   Đó là những phát hiện thú vị của tác giả, giúp chúng ta thêm tự hào và yêu đất nước.

 

GV. Nguyễn Đức Hùng (Trường THPT Marie Curie – TP.HCM)

Báo Người Lao Động giải đề thi


Ngày 2-6, TS sẽ thi môn văn (buổi sáng) trong 150 phút và sinh học (chiều) trong 60 phút.

Ngày 3-6, thi môn địa lý (sáng) trong 90 phút và vật lý (chiều) trong 60 phút.

Ngày 4-6 sẽ thi toán (sáng) trong 150 phút và chiều sẽ thi ngoại ngữ trong 60 phút (hoặc lịch sử, trong 90 phút).

Chiều 4-6, TS hệ giáo dục thường xuyên sẽ thi hóa học trong 60 phút.


Dịp này, Báo Người Lao Động phối hợp với giáo viên các trường THPT, ĐH tổ chức giải đề thi tốt nghiệp THPT với 6 môn: văn, sinh, địa lý, vật lý, toán, tiếng Anh.

Ngay sau mỗi buổi thi, gợi ý bài giải sẽ được cập nhật tại Báo Người Lao Động điện tử: www.nld.com.vn và gợi ý bài giải của 2 môn thi trong ngày sẽ được đăng tải trên số báo phát hành ngày hôm sau. Cụ thể, báo ra ngày 3-6 sẽ đăng bài giải môn văn, sinh; ngày 4-6: địa lý, vật lý; ngày 5-6: môn toán, tiếng Anh.


Mời bạn đọc đón xem.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo