xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học nghề: hướng đi mới để thành công

Nhã Ca

Tâm lý mặc cảm, e ngại khi học nghề tồn tại như thực tế phổ biến trong xã hội. Không ít thí sinh, phụ huynh xem học nghề là hướng đi “cực chẳng đã”, là phương án bất đắc dĩ khi cổng giảng đường khép lại. Tuy nhiên, nhờ đầu ra rộng mở và thu nhập ổn định, nhiều bạn trẻ đã thay đổi cách nhìn, chọn học nghề để lập nghiệp.

Ông Nguyễn Quốc Cường - Chuyên viên tuyển sinh cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM cho rằng: Mọi con đường học hành đều chỉ hướng đến một mục tiêu duy nhất: Ra trường có việc làm, sử dụng kiến thức đã được trang bị để làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Học nghề là một con đường như thế.
 
img
Học viên học sửa chữa smartphone tại CPS Việt Nam

Cũng theo ông Cường, nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển người lao động thành thạo tay nghề, có thể vào “guồng” làm việc ngay mà không cần đào tạo lại. Và lợi thế đối với người học nghề là được thực hành nhiều. Khi tốt nghiệp bất kỳ một ngành nghề nào, việc thành thạo tay nghề là lợi thế để ghi điểm với doanh nghiệp. Đây là lý do khiến đầu ra của người học nghề luôn rộng mở”.

Ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) thuộc Sở LĐTBXH TP HCM cho biết: Hiện nay, nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên môn, trong khi người học nghề rất dễ tìm việc làm với mức lương phù hợp. Theo khảo sát của Falmi, khoảng 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, chỉ tiêu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH-CĐ của các doanh nghiệp chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao  động kỹ thuật có trình độ tay nghề.

Mặt khác, theo thống kê hàng năm của Bộ LĐTBXH: Tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề tìm được việc làm đúng chuyên môn khi ra trường luôn đạt trên 85%.

Cơ hội việc làm không chỉ rộng mở, thu nhập của người học nghề cũng không kém cạnh cử nhân, họ có cuộc sống ổn định, thậm chí là làm giàu với nghề. Ông Dương Đức Lân - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH, cho biết: Học viên tốt nghiệp trường nghề ra trường đi làm có mức lương bình quân là 5 - 7 triệu đồng/tháng, có em mức lương lên đến gần 10 triệu đồng/tháng".

Anh Đào Tấn Minh, Kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại di động ở hệ thống Viễn Thông A cho hay: Sau tốt nghiệp THPT, anh không thi ĐH mà chọn học nghề. Sau khi tự tìm hiểu, anh học khóa chữa điện thoại di động tại CPS Việt Nam. Tốt nghiệp, tôi xin làm nhân viên bảo hành cho hệ thống Viễn Thông A. Sau 2 năm làm việc, hiện nay anh chuyển sang phân khúc cao hơn – Smartphone với thu nhâp 12 triệu/tháng. Ngày trước, tôi vốn rất tự ti vì mình học nghề, nhưng suy cho cùng, học gì thì cũng chỉ để làm việc kiếm tiền. Với cuộc sống ổn định hiện tại, tôi chưa bao giờ thấy thất vọng, hối tiếc vì quyết định khi xưa”.
 
CPS Việt Nam chuyên đào tạo Kỹ thuật sửa chữa Điện thoại di động. Mọi chi tiết vui lòng truy cập: cps.vn. ĐT: 083.500.3355– 083.500.3399 hoặc hotline: 0983.450545, 098.2266077.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo