xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh bỏ học nhiều

NHÓM PHÓNG VIÊN

Sau Tết Quý Tỵ, nhiều nơi học sinh đến trường rải rác, một số được xác định đã bỏ học hẳn. Ngành giáo dục nhiều địa phương khẳng định rất khó vận động số học sinh này quay lại trường

Một ngày giữa cuối tháng 2-2013, trong khi các học sinh (HS) khác mang cặp đến trường thì em Kso Y Nam (HS lớp 5 Trường Tiểu học số 2 Xuân Lãnh, huyện miền núi Đồng Xuân - Phú Yên) vác rựa lên rẫy chặt mía thuê. Nam cho biết gia đình thuộc diện nghèo ở buôn Hà Rai, xã Xuân Lãnh, bản thân học yếu nên không muốn học. “Ở nhà làm mía cho người ta mỗi ngày kiếm được 50.000 đồng chứ đi học đâu có tiền” - Kso Y Nam nói.

img
Sau Tết, em Huỳnh Phi Hùng, học sinh lớp 9 ở xã An Hải, huyện Tuy An - Phú Yên, bỏ học để đi câu mực. Ảnh: HỒNG ÁNH

Xã miền núi và vùng biển nghỉ nhiều

Ông Trần Đình Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Xuân Lãnh, cho biết đến chiều 19-2, trường xác định trong số hơn 350 HS của trường đã có 13 HS nghỉ học, trong đó 10 HS nghỉ học không rõ lý do, chỉ có 3 HS, gồm cả Nam, đã được xác định nghỉ học để  đi chặt mía thuê.

Ông Ngô Ngọc Thư, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên, nói chỉ mới qua 2 ngày học trở lại nên sở chưa nắm được chính xác số HS nghỉ học. Tuy nhiên, những năm trước, sau Tết đều có rất nhiều học sinh nghỉ học; số lượng có lúc lên đến hàng trăm em, nhiều nhất là ở các xã miền núi và vùng biển. “Nhiều HS nghỉ học, vào tận TPHCM bán vé số nên khi giáo viên đến vận động cũng không thể gặp được” - ông Thư nhận xét và cho biết thêm có đến 70% HS tỉnh này nghỉ học sau Tết là có học lực yếu, nên việc vận động trở lại rất khó khăn.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, ông Đinh Văn Lập, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Tây Trà, cho biết so với trước Tết, hiện ở tất cả các bậc học của huyện chỉ có 90% HS trở lại đi học sau Tết. “Dường như năm nào cũng vậy” - ông Lập nói. Ông Trần Ngọc Tựu, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết theo báo cáo nhanh của các phòng giáo dục trên toàn tỉnh, chỉ HS các trường dân tộc nội trú đã đi học trở lại đầy đủ 100%, còn HS phổ thông thì khoảng 98%.

Tại 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, tình trạng HS không trở lại lớp sau kỳ nghỉ Tết cũng rải rác ở nhiều trường, nhất là các trường xã vùng sâu, vùng xa. Ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 của Trường THPT Cà Mau và Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đều có HS nghỉ học không phép nhưng chưa có trường hợp xin nghỉ học hẳn.

Do kinh tế khó khăn

Lãnh đạo nhiều trường và nhiều địa phương khi giải thích nguyên nhân HS bỏ học sau Tết đều có chung nhận định là do khó khăn về kinh tế.

Ông Trần Đình Phương nói: “Phần lớn những HS bỏ học sau Tết đều có học lực yếu, thích ở nhà đi làm kiếm sống hơn đến trường. Được nghỉ ngơi dài ngày nên qua Tết, số HS này càng lười đến trường hơn. Trường đã cử giáo viên chủ nhiệm các lớp đến tận nhà từng HS nghỉ học để vận động ra lớp nhưng sẽ không đạt kết quả mấy do HS đã chán học, không muốn trở lại lớp”.

Theo đại diện Ban Giám hiệu Trường THCS Trần Thới, huyện Cái Nước - Cà Mau, trong số 7 HS của trường đang vắng mặt không rõ lý do có vài trường hợp được xác định có cha mẹ đi làm công nhân ở Bình Dương. “Năm ngoái, có HS bỏ học hẳn sau Tết. Em này đi theo cha mẹ đi làm công nhân ở Bình Dương. Chúng tôi rất lo lắng tình trạng này tái diễn vì theo thông tin sơ bộ thì một số HS vắng học không phép lần này cũng có cha mẹ đang làm công nhân ở Bình Dương. Hầu hết các em vắng mặt đều có hoàn cảnh đặc biệt như nhà xa hoặc sống với ông bà, cô bác…” - một giáo viên của Trường THCS Trần Thới băn khoăn.

Ông Trần Tấn Bửu, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quang Khải, xã An Nông, huyện Tịnh Biên - An Giang, nói do đặc thù địa bàn của trường thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nên trước đợt nghỉ Tết, nhà trường luôn phải dặn dò, nhắc nhở HS cố gắng trở lại trường sau Tết. Tuy nhiên, có cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi việc HS bỏ học, đặc biệt là đối với những HS có học lực yếu kém hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ông Nguyễn Khắc Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học B của xã Phú Hội, huyện An Phú - An Giang, khẳng định do địa phương này có đến 26% hộ nghèo và cận nghèo nên việc phụ huynh HS cho con em đến trường là chuyện khó. HS ở đây thường bỏ học theo mùa vụ. Mùa khô thì theo cha mẹ cắt lúa mướn, mùa nước lại hái rau, bắt ốc; khi có đủ sức khỏe thì lại bỏ quê đi xứ khác làm ăn nên sau mỗi mùa vụ, trường mất đi khoảng 10% HS và cứ sau mỗi đợt nghỉ lễ Tết hay giữa học kỳ thì HS lại tiếp tục bỏ học.

Hiện ngành giáo dục các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu đang yêu cầu các trường rà soát lại số HS vắng học không phép sau Tết, tìm hiểu nguyên nhân từng trường hợp cụ thể, báo cáo nhanh về các phòng GD-ĐT nhằm có biện pháp khắc phục. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Phú Yên nói sắp tới sẽ tăng cường phụ đạo cho HS yếu kém ngay từ đầu năm học để HS không mất kiến thức đâm ra chán học rồi bỏ học hơn là chờ HS bỏ học rồi vận động đến lớp.

Ở xa, đến trường không kịp

Đến ngày 26-2, tại huyện miền núi Bắc Trà My - Quảng Nam, nhiều trường vẫn lưa thưa HS. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện, cho biết số HS vắng học tại các trường trên địa bàn huyện còn nhiều và có nguyên nhân chủ yếu là gia đình các em ở xa nên chưa kịp đến khu nội trú của trường. Điển hình như Trường Tiểu học Nông Văn Dền (xã Trà Bui) còn thiếu gần 75% HS.
 
B.Vân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo