xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học vượt - thử thách khắc nghiệt

Bài và ảnh: Lê Thoa

Các tân cử nhân, kỹ sư đạt thành tích tốt nghiệp sớm do học vượt đều cho rằng nên cân nhắc khi học vượt do quá trình học có thể gặp nhiều khó khăn, trở ngại

Nguyễn Mai Phương, nữ sinh viên (SV) Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM, vừa nhận được tấm bằng loại khá chuyên ngành quản lý công nghiệp. Em là 1 trong 3 SV của trường đã học vượt thành công và ra trường trong thời gian 3,5 năm. Để đạt được kết quả hôm nay, Mai Phương đã trải qua quá trình học tập và rèn luyện khắc nghiệt hơn các bạn cùng lớp.

Học 8-10 môn mỗi học kỳ

Phương chia sẻ: Bắt đầu từ năm 1, em đã quyết định học vượt để có thể rút ngắn thời gian học tập. Tuy vậy, em cũng ý thức được kiến thức vô cùng quan trọng. Khi quyết định học vượt, em phải tự sắp xếp thời gian cũng như chọn môn thích hợp để có thể học vừa sức mình mà không lớt phớt để bỏ sót kiến thức. “Một học kỳ với các bạn khác chỉ học từ 5 đến 6 môn, còn bản thân em phải học từ 8 đến 10 môn học. Để theo kịp tiến độ học vượt, có ngày em phải học cả 3 buổi sáng, chiều và tối” - Phương kể.

Cùng khoa với Mai Phương, Nguyễn Quốc Chính cho biết em mong muốn ra trường trước 1 năm để sớm được “bon chen với đời”. Chính cho biết lên kế hoạch học vượt ngay từ năm 1 và áp dụng ngay từ học kỳ hè năm 1. “Tại Trường ĐH Bách khoa, SV năm 1 được trường sắp xếp cho tín chỉ học các môn học. Còn các năm sau, từ học kỳ hè năm 1, SV tự đăng ký môn học, khi đó em xác định mình sẽ học vượt”- Chính cho biết.

img

Nguyễn Mai Phương (trên) và Nguyễn Hữu Chiến - 2 SV học vượt thành công của Trường ĐH Bách khoa vừa được tốt nghiệp sớm
Nguyễn Mai Phương (trên) và Nguyễn Hữu Chiến - 2 SV học vượt thành công của Trường ĐH Bách khoa vừa được tốt nghiệp sớm

Chính cho biết muốn để học vượt, đầu tiên em phải lên kế hoạch kỹ càng, sau đó định hướng, sắp xếp hợp lý. “Không phải môn nào cũng mở ở mỗi kỳ và mở trùng lịch mình mong muốn nên bản thân phải sắp xếp thật khoa học. Em gạt tất cả những môn học chung, môn đại cương có thể mở dự thính và học kỳ hè, gom học một lúc. Sau đó, em chọn những môn học chuyên ngành của khoa, ít khi mở, đăng ký học chung ở các học kỳ chính” - Chính nói.

Khi học vượt, SV năm 1 có thể phải học những môn học của SV năm 3, 4 nên sẽ có lúc trùng thời gian học. Do đó, trước khi đăng ký môn học, các SV này phải lập ra thời khóa biểu sẵn cho riêng mình, đến ngày đăng ký chỉ việc chọn lựa. Theo Chính, việc đăng ký môn học rất quan trọng. SV cần phải tạo mối quan hệ với SV khóa trên, thầy cô… để được tư vấn; đồng thời, nên tham khảo tư vấn những đề thi, bài toán đã ra trong những năm trước.

Nguyễn Hữu Chiến, khoa điện - điện tử, học vượt để tiết kiệm thời gian, đi làm sớm để tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn chứ không muốn việc học lý thuyết kéo quá dài. Với Chiến, khâu khó khăn nhất khi học vượt là đăng ký môn học. Do đó, em lên lịch học từ năm 1, sắp xếp môn học từng kỳ cho đến lúc mình ra trường.

Đón đầu cơ hội

Bên cạnh những khó khăn, Mai Phương cũng nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình và bạn bè. Theo em, học ĐH quan trọng nhất là học nhóm và làm bài tập nhóm. Trong nhóm có những bạn rất giỏi nên các em có thể trao đổi kiến thức với nhau. Ngoài thời gian học tập chính khóa, Phương còn học thêm tiếng Nhật và tham gia “Diễn đàn hỗ trợ các bạn nước ngoài đến Việt Nam du lịch” với mong muốn giới thiệu Việt Nam đến bạn bè thế giới. Từ trước khi tốt nghiệp, Phương đã làm việc tại một công ty chuyên về logistics và em cũng dự định trong năm nay sẽ đi du học.

Mai Phương tiết lộ thêm: Trước khi học vượt, em đã cân nhắc rất kỹ càng. Vì chỉ bản thân em mới biết sức học của mình như thế nào nên mới dám lựa chọn con đường học vượt này. Quan trọng hơn hết là phải xác định cần kiến thức hay chỉ đơn giản là qua môn và sau đó không có gì đọng lại sau quá trình học tại trường. “Điểm số cũng là một phần quan trọng phản ánh năng lực học hỏi của bạn trong quá trình xin việc tại các công ty sau này” - Phương nhận định.

Theo Nguyễn Hữu Chiến, SV hoàn toàn có thể vừa học vượt vừa làm thêm. Tuy nhiên, cần xác định năng lực bản thân ngay từ đầu. Chỉ cần rớt vài môn trong 1 học kỳ thì rất khó để ra trường đúng quy định. Hiện Chiến đã tìm được việc làm ở một công ty chuyên kinh doanh về máy móc, thiết bị và phụ tùng với vị trí kỹ sư điện bậc 1. Khi được hỏi liệu quá trình học vượt có ảnh hưởng đến thành tích và nếu không chọn con đường này, em có thể đạt điểm trung bình cao hơn, Chiến nói rằng điều này hoàn toàn là có thể. “Tuy nhiên, nếu được chọn lựa lần nữa, em vẫn chọn cách học vượt để đón đầu các cơ hội bản thân” - Chiến khẳng định.

Cân nhắc đăng ký môn học

Cả 3 SV nói trên đều cho biết có những lúc kế hoạch học vượt của các em gặp khó khăn, như rớt môn, lịch học không như ý… Do học các môn học của nhiều khóa trên nên đôi lúc lịch thi sẽ trùng ngày. Trong trường hợp này, khi đăng ký, SV nên cân nhắc giữa môn tự chọn và bắt buộc hoặc chọn môn khác thích hợp để bù lấy tín chỉ... Nên xác định môn học kỳ học bao nhiêu tín chỉ, chia ra một nửa số tín chỉ là những môn dễ qua, còn lại là các môn khó. Không nên đăng ký tràn lan, mất thời gian lẫn tiền bạc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo