xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỏi kỹ, tư vấn tận tình

Đặng Trinh

Rất nhiều câu hỏi của học sinh Bình Dương quan tâm đến nhu cầu nhân lực của tỉnh nhà, những ngành học có thể đóng góp vào sự phát triển của TP Mới Bình Dương...

Ngày 23-2, chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự tài trợ của Công ty CP Phân bón Bình Điền và sự đồng hành của các trường ĐH, CĐ đã diễn ra tại Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, thu hút hơn 2.000 học sinh (HS) đến từ các trường THPT của thị  xã Thuận An.

Quan tâm chính sách ưu tiên

Ngay từ 7 giờ, HS các trường THPT Nguyễn Trãi, Trần Văn Ơn, Trịnh Hoài Đức, Đức Trí, Bình Phú, An Ninh, Minh Đức, Trung tâm GDTX Thuận An… ở khắp nơi đã đổ về nhà thi đấu Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương để tham gia chương trình, tạo nên không khí sôi động của ngày hội.

Thí sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 tại Bình Dương Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh đặt câu hỏi cho ban tư vấn trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh 2014 tại Bình Dương Ảnh: TẤN THẠNH

Khi chương trình bắt đầu, rất nhiều cánh tay giơ lên đặt câu hỏi với ban tư vấn. Nhiều HS Bình Dương băn khoăn về chính sách ưu tiên trong kỳ thi ĐH, CĐ sắp tới.

Một học sinh Trường THPT Trịnh Hoài Đức hỏi: “Bình Dương có nằm trong danh sách ưu tiên cộng điểm không?”. TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và Sau ĐH  ĐHQG TP HCM, cho biết thay đổi chính sách ưu tiên là điểm thay đổi lớn nhất trong kỳ thi năm nay. Theo đó, khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên không phải chỉ dừng lại ở những vùng xã, phường, nông thôn thông thường hay những diện được ưu tiên trước đây mà thu hẹp hơn như vùng xã, phường khó khăn… Để biết chính xác, HS nên theo dõi thông tin chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhằm chuẩn bị tâm lý cho kỳ thi.

Rất nhiều HS bày tỏ nguyện vọng học tại các trường địa phương để bảo đảm chắc chắn việc làm sau khi ra trường. HS Kim Hà, lớp 12 A4, Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: “Học tại Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, sinh viên có được học kỹ năng mềm không? Cơ hội việc làm như thế nào?”. Một HS khác đặt câu hỏi khiến các thành viên ban tư vấn bối rối: “Em muốn biết nhu cầu nhân lực của tỉnh Bình  Dương trong 4 năm tới?”.

PGS-TS Đỗ Linh Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, cho biết để đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng cao của tỉnh, ngoài chuyên môn, trường còn chú trọng đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên. Những lớp học kỹ năng mềm này không thu phí, giúp sinh viên tự tin trong công việc khi ra trường.

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, bổ sung: Theo thông tin mới nhất, lao động tại tỉnh Bình Dương hằng năm mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Do đó, Bình Dương đang cần một nguồn nhân lực rất lớn để phục vụ cho sự phát triển của tỉnh.

Lười học lý thuyết thì học gì?

Trong hàng trăm câu hỏi được đặt ra cho ban tư vấn, nhiều HS băn khoăn về các ngành học cụ thể, trong đó có ngành mới và cơ hội việc làm sau khi ra trường.

Một HS hỏi: “Học ngành khoa học môi trường  có thể làm việc ở đâu?”. PGS-TS Trần Lê Quan - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM - khẳng định tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước về môi trường, các công ty về xử lý rác thải. “Nếu học giỏi, các em có thể ở lại trường làm giảng viên hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu. Đây là ngành có cơ hội việc làm rất khả quan”- PSG-TS Trần Lê Quan cho biết.

HS Sử Thành Nhân, Trường THPT Nguyễn Trãi, hỏi: “Em muốn thi ngành kinh tế của một trường thuộc ĐHQG TP HCM nhưng rất lười học lý thuyết và muốn học nhiều về thực hành. Vậy chương trình học thực tiễn của ĐHQG chiếm bao nhiêu %?”.

TS Nguyễn Quốc Chính cho rằng đây là một câu hỏi rất hay. Trường ĐH Kinh tế - Luật hiện đào tạo các ngành kinh tế và trong mỗi môn học đều có quy định bao nhiêu phần lý thuyết, bao nhiêu phần thực hành. Trường cũng vừa xây dựng trung tâm mô phỏng thị trường chứng khoán để sinh viên có điều kiện thực tập nghề nghiệp.

Phân vân ngành học mới

Nhiều ngành học mới đang chờ Bộ GD-ĐT cấp phép cũng được HS quan tâm như quản trị văn phòng của Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, công nghệ vật lý - trị liệu của Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng... Một HS quan tâm đến chuyên ngành mới là truyền thông - marketing sẽ học gì, làm việc ở đâu.

Theo ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing, sinh viên học ngành truyền thông - marketing của trường được trang bị các kỹ năng cơ bản như ngôn ngữ, lối tư duy sáng tạo, thiết kế thông điệp truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể tham gia hoạt động quảng bá, quảng cáo truyền thông kinh tế, kinh doanh marketing. Sinh viên cũng có thể nghiên cứu sâu về kinh tế và marketing cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo