xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó giải bài toán thừa, thiếu giáo viên

Ca Linh

Trong khi bậc mầm non thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều giáo sinh bậc THCS, THPT ra trường lại không tìm được chỗ dạy ở ĐBSCL

img
Cơ sở của nhiều trường mẫu giáo ở ĐBSCL đang xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Ngọc Trinh
Ngày 5-8, tại TP Cần Thơ, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2011-2012. Tại hội nghị, tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học đã được các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL báo động.

Nghịch lý

Báo cáo của các tỉnh, TP ở ĐBSCL cho thấy khu vực này còn thiếu hơn 2.200 giáo viên mầm non (Cần Thơ: 200, Tiền Giang: 488, Hậu Giang: 248…), có 200 xã chưa có trường mầm non độc lập. Khu vực này còn thiếu nhiều phòng học (Sóc Trăng: 540, Kiên Giang: 454, Đồng Tháp: 438, An Giang: 358, Trà Vinh: 276, Cà Mau: 269...) và còn hơn 4.000 phòng học tạm, học nhờ.

Tỉnh Hậu Giang còn 7 xã chưa có trường mầm non, trường mẫu giáo; 130 phòng học bán kiên cố đã xuống cấp trầm trọng và trẻ phải học nhờ. Tỉnh An Giang cần khoảng 160 giáo viên mầm non nhưng số sinh viên ra trường đăng ký vào dạy rất ít nên không thể triển khai chương trình dạy 2 buổi/ngày.

Trong khi bậc mầm non thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều giáo sinh bậc THCS, THPT ra trường lại không tìm được chỗ dạy ở khu vực này. Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, nhìn nhận từ năm 2000-2006, số lượng thí sinh đăng ký khối C vào Trường ĐH An Giang chiếm 25% - 30% tổng số hồ sơ của tỉnh. Do trong thời điểm này các trường phổ thông thiếu rất nhiều giáo viên nên sinh viên sư phạm ra trường đều có việc làm nhưng từ năm 2008 đến nay, các trường THPT đã thừa giáo viên nên chỉ có khoảng 70% sinh viên ra trường tìm được nơi dạy.

Còn tại Đồng Tháp, trong năm học 2010-2011, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên của tỉnh này gần 700 nhưng số hồ sơ nộp vào là 1.650, thừa hơn 900 giáo sinh.

Cần quy hoạch nguồn nhân lực

Đánh giá của Bộ GD-ĐT cho thấy giáo dục mầm non (GDMN) tại ĐBSCL có điểm xuất phát thấp hơn các khu vực khác trong cả nước nên thiếu rất nhiều giáo viên, trường lớp chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi ở một số địa phương, nhiều sinh viên sư phạm ra trường không tìm được nơi dạy, tạo ra khủng hoảng thừa.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, số lượng giáo viên mầm non được đào tạo hệ chính quy ở các trường sư phạm hằng năm rất ít nên nguồn tuyển giáo viên có năng lực chuyên môn bị hạn chế; ngoài ra, một số địa phương ở khu vực này chưa ưu tiên dành quỹ đất xây dựng trường mầm non.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết hiện ngành giáo dục đang triển khai phổ cập GDMN 5 tuổi, vấn đề thiếu giáo viên mầm non sẽ được giải quyết trong từng năm. Trước đây, đào tạo chưa dựa trên quy hoạch nguồn nhân lực, bây giờ mới thực hiện việc này nên sẽ đào tạo phù hợp với nhu cầu.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, nếu không giải quyết bài toán căn cơ này, không đưa ra được dự báo trong những năm tới số lượng cung cấp giáo viên cho các trường là bao nhiêu thì sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu giáo viên. Đến lúc này, các trường sẽ đào tạo cấp tốc thì chất lượng không đáp ứng nhu cầu. “Phải thống kê số lượng giáo sinh của các khối thuộc ngành sư phạm, số lượng giáo viên hằng năm nghỉ hưu bao nhiêu, đưa ra nhu cầu giáo viên trong 10 năm tới. Trên cơ sở đó, đưa thông tin lên website của sở GD-ĐT để học sinh vào xem mà lựa chọn ngành nghề”- ông Bình kiến nghị.

 Bà Nghĩa cho rằng các trường có đào tạo sư phạm trong vùng phải thường xuyên cập nhật, gắn chỉ tiêu tuyển sinh với nhu cầu thực tiễn về giáo viên của các địa phương nhằm bảo đảm số lượng và cơ cấu theo yêu cầu của các sở GD-ĐT.

Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, cả nước có 3.714/9.349 xã, phường được công nhận đạt phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, 3 tỉnh đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 (Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Bình). Cả nước có 13.446 trường mầm non, trong đó có 1.835 trường bán công chuyển sang công lập. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận định: “Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi không có nghĩa là không quan tâm đến GDMN cho trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi sẽ được quan tâm phát triển tùy theo điều kiện từng địa phương”.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo ngành giáo dục, nhất là ở thành thị, phải chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm. Đây là việc làm trái với nhu cầu thực tiễn của học sinh, gây gánh nặng về tài chính và làm méo mó đạo đức người thầy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo