xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó khăn trong đào tạo tín chỉ

YẾN ANH

Đào tạo tín chỉ được coi là một trong những giải pháp đột phá nhằm đổi mới giáo dục ĐH, tuy nhiên, đa số lãnh đạo các trường ĐH lại cho rằng nhà trường gặp rất nhiều khó khăn với phương thức đào tạo này

Ông Lê Văn Một, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, Hà Nội, phàn nàn chuyển sang đào tạo theo tín chỉ là phải thiết kế chương trình học mềm dẻo cho các khối. Tuy nhiên, do các trường phải thiết kế hoặc thuê đơn vị khác thiết kế chương trình nên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các trường ngoài công lập, trường CĐ mới nâng cấp lên ĐH.

img
Sinh viên học ngoại ngữ tại Trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Ảnh: TẤN THẠNH

Vấp ở các khâu

 Một lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cũng cho hay trường đào tạo tín chỉ theo kiểu vừa tiếp cận vừa làm sao cho phù hợp điều kiện của giáo dục ĐH Việt Nam. “Giai đoạn đầu thực hiện rất khó khăn, đặc biệt là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Việc chia nhỏ các lớp là cực kỳ vất vả” - vị này cho biết. Hiệu trưởng Trường ĐH Y Thái Bình, ông Lương Xuân Hiến, nói các trường đào tạo ngành y rất khó khăn với một số môn liên quan đến bệnh viện. Các trường phải tuân thủ theo lịch trình, kế hoạch chăm sóc người bệnh của bệnh viện chứ không thể chủ động hoàn toàn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cũng thừa nhận việc triển khai thực hiện đào tạo theo tín chỉ đã bộc lộ không ít hạn chế. Trên thực tế, việc chuyển đổi chương trình đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ chỉ thay đổi hình thức, không thay đổi nhiều về nội dung chương trình đào tạo. Thêm vào đó, hệ thống quản lý đào tạo cũng chưa đáp đứng yêu cầu (hạ tầng mạng, hệ thống thông tin và phần mềm quản lý đào tạo).
 
Các trường cũng rất thiếu giảng viên, trợ giảng và cơ sở vật chất nên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. “Lớp đông, không gian và tài liệu không đáp ứng được yêu cầu. Chính giảng viên cũng không thể kiểm soát nổi nên sinh viên không tự giác, dựa dẫm vào nhau. Thời gian lên lớp lại quá ngắn nên giảng viên không thể cung cấp hết kiến thức được cho sinh viên” - một giảng viên cho biết.
 
Cũng theo ông Ga, một khó khăn nữa là cơ sở đào tạo và cơ quan tuyển dụng còn lúng túng trong việc tính và nhận diện điểm bằng số và điểm bằng chữ. Theo phản ánh của đại diện Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, việc chuyển đổi đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ (chuyển thang điểm 10 sang thang điểm 4) đang làm mất đi độ chính xác và giá trị của việc đánh giá phân loại sinh viên.
 
Quy định về cách thức đổi điểm sang chữ như A (8,5 - 10) giỏi;  B (7,4 - 8,5) khá;  C (5,5 - 6,9) trung bình; C (4,0 - 5,4) trung bình yếu; loại không đạt : F (dưới 4) kém cũng làm cho việc đánh giá không thực chất vì sinh viên dễ được xếp loại cao hơn cách đào tạo niên chế.

Chờ Bộ GD-ĐT hỗ trợ

Để phương thức đào tạo hiện đại và nhiều ưu điểm này trở nên thực chất, lãnh đạo các trường ĐH đều cho rằng phải có sự hỗ trợ từ phía Bộ GD-ĐT. Lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương đề nghị bộ quan tâm mở rộng khuôn viên cho các trường. Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long kiến nghị bộ nên thiết kế phần mềm dùng chung cho các trường, trong đó có những mô đun mở để các trường phát triển thêm cho phù hợp với điều kiện của mình. Giám đốc Học viện Phòng không - Không quân cho rằng Bộ GD-ĐT nên tập trung các chuyên gia để tổ chức tập huấn cho các trường, qua đó tạo sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo.

Trước phản hồi từ phía các cơ sở đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng chính ông cũng không tin có thể đồng loạt đào tạo theo tín chỉ khi đội ngũ giáo viên còn thiếu, cơ sở vật chất và hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy chưa đầy đủ. Ông cũng cho rằng không thể triển khai đồng loạt một cách máy móc khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo, nếu đào tạo theo phong trào sẽ “làm hại” phương thức đào tạo này. “Bộ khuyến khích các trường chuẩn bị đủ điều kiện để triển khai một cách thực chất chứ không phải trên lời nói. Vụ Giáo dục ĐH, Cục Khảo thí cần chuẩn bị tài liệu và sơ kết, tổng kết ở những trường đã triển khai đào tạo theo hình thức này” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo.

“Đào tạo theo tín chỉ không được “đẻ non”, không giả dối. Không thể để hình thức đào tạo rất tốt trên thế giới này phải mang tiếng xấu do ta làm không tốt”
 
(Bộ trưởng Phạm Vũ Luận)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo