xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lo rèn trí lực, bỏ quên thể lực

Bài và ảnh: Hoàng Lan

Có rất nhiều cử nhân, thạc sĩ có bằng loại khá, tốt nhưng họ dường như vẫn chơi vơi trong “chợ” việc làm, trong số đó không ít người không đạt tiêu chuẩn về… thể lực

Con số 225.000 cử nhân thất nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố gần đây một lần nữa báo động tình trạng thất nghiệp ở phân khúc lao động mà lâu nay xã hội vẫn cho rằng là chất lượng cao. Nhiều cử nhân, thạc sĩ…phải “cất bằng” để đi học nghề hoặc học thêm các văn bằng hai, ba nhằm kiếm cho mình một công việc. Trong số này, theo nhiều nhà tuyển dụng, có nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp nhưng phần lớn là do họ yếu hoặc thiếu các kỹ năng phụ trợ và thậm chí… yếu thể chất.

Thất nghiệp do không có... sức khỏe

Trong một chương trình tuyển dụng mới đây, ông Trần Tiến, Phó Tổng Giám đốc cấp cao Công ty Thực phẩm C.P Việt Nam, nêu thực tế: “Một trong các vấn đề lao động nước ta hiện nay là thể chất kém. Các em sinh viên mới ra trường nói riêng cũng không đáp ứng được môi trường lao động công nghiệp vốn có cường độ làm việc cao. Nếu có cơ hội chọn lựa, chúng tôi không muốn tuyển những em thể lực yếu. Thực tế nhiều người bỏ cuộc giữa chừng do không chịu được sức ép lao động”.

Ông Tiến đề nghị các trường ĐH là bên cạnh việc đào tạo về trí lực, họ nên đầu tư thể lực cho sinh viên; nên cho sinh viên thực hành thật nhiều, thậm chí lao động thật nhiều. Ví dụ, thay vì nhà trường bỏ tiền thuê lao động vệ sinh cảnh quan thì có thể thay thế bằng hình thức giao khoán cho sinh viên và dùng số tiền đó thành học bổng, như trả công cho sinh viên. Qua hình thức này, trường cũng vừa tạo điều kiện và tạo động lực cho sinh viên cải thiện thể lực” - ông nói.

Sinh viên tìm cơ hội tại một ngày hội việc làm
Sinh viên tìm cơ hội tại một ngày hội việc làm

Trưởng phòng khoa học đo lường của một công ty về thực phẩm cho biết phải chấp nhận một thực tế là người Việt còn kém, không có nhiều kỹ năng, công nghệ vượt trội nên phải làm việc nhiều hơn thì mới bằng người ta được. Với xuất phát điểm sinh viên Việt không bằng người ta thì phải làm việc nhiều hơn mới mong đuổi kịp họ, nhà trường nên thiết kế chương trình làm sao để sinh viên được huấn luyện làm việc bền bỉ” - vị này đề nghị.

Đề cập đến yêu cầu về các kỹ năng như ngoại ngữ, tin học, ông Trần Tiến cho rằng trong thời điểm hiện nay đừng đề cập đến chuyện tăng cường kỹ năng ngoại ngữ trong sinh viên. Doanh nghiệp hiện nay “để mắt” đến các yếu tố khác như thể lực, hoạt động xã hội… còn ngoại ngữ là chuyện đương nhiên vì tốt nghiệp ĐH mà không sử dụng được tiếng Anh thì nên cất bằng đi” - ông Tiến nói.

Học nhiều mà chẳng thành công

Một trong những lý do sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều như hiện nay một phần có lỗi của nhà trường còn “xa” doanh nghiệp. Theo chia sẻ của ông Tăng Trí Hưng, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, “các trường thường mạnh đào tạo theo lý thuyết nhưng lại thiếu sự cập nhật thực tế xã hội. Nên đến với doanh nghiệp, cùng giải quyết cái khó của doanh nghiệp trong vấn đề chuyên môn. Lãnh đạo trường, ngành nên tới tham quan trực tiếp nơi sản xuất của nông dân, xem thực tế họ cần gì để mình hỗ trợ kịp thời cũng là tìm vấn đề thực tế cho sinh viên nghiên cứu”.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, Giám đốc Hợp tác xã Xuân Lộc, cho rằng các trường ĐH hiện nay còn hạn chế trao đổi kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp. Vì vậy nên tăng cường thông tin nhiều hơn giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Mặt khác, nhà trường nên mạnh dạn đưa các vấn nạn thực tế của xã hội liên quan ngành học vào đề tài sinh viên. Ví dụ đưa vấn đề thực phẩm bẩn vào đề tài sinh viên ngành công nghệ thực phẩm...

Đại diện các doanh nghiệp cho rằng trường ĐH phải nghiên cứu thực tế để tìm được gốc của vấn đề: Chúng ta đang đi sai từ đâu? Tại sao chương trình bắt sinh viên phải học rất nhiều nhưng lại khó thành công, thậm chí đối mặt với thất nghiệp?

Xứng đáng với mức đầu tư

Ngoài các nguyên nhân trên, một số doanh nhân cũng cho rằng người học cũng nên coi đi học và đóng học phí là hình thức đầu tư. Đầu tư thấp thì không thể có kết quả cao. Người học ngoài sự nỗ lực rèn luyện cũng nên thoát khỏi tư duy học phí thấp, thay vào đó là học phí đủ và phải làm sao để xứng đáng với sự đầu tư của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo