xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Muốn thành công, giáo viên phải hết “ì”

Bài và ảnh: Yến Anh

Không chỉ quá tải, dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông còn bị cho là mơ hồ, khó khả thi vì thiếu các điều kiện bảo đảm chất lượng đi kèm

Nhà giáo Nguyễn Hữu Quyền, nguyên chuyên viên môn văn, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nghệ An, phân tích việc bổ sung một số môn học mới cần hội đủ những điều kiện vật chất như phòng học, sân bãi, thiết bị…

Nhiều nơi còn học 2 ca

Trong khi đó, không ít trường đang phải học 2 ca, các thiết bị vốn có do các dự án trước đó cấp về đến các cơ sở giáo dục chưa dùng đã hỏng. Để đáp ứng yêu cầu dạy - học như dự thảo đề ra thì về cơ sở vật chất, ngay cả những trường đạt chuẩn quốc gia vẫn khó đáp ứng, đừng nói đến nông thôn, miền núi. Để khắc phục khó khăn này đâu chỉ một sớm một chiều bởi đa số các địa phương đều còn nghèo.


Với chương trình phổ thông mới, học sinh tiểu học sẽ bị quá tải vì có nhiều môn

Với chương trình phổ thông mới, học sinh tiểu học sẽ bị quá tải vì có nhiều môn

Cô Ngọc Lan - giáo viên một trường THPT đóng tại huyện Đông Anh, Hà Nội - cho rằng về mặt định hướng như thế là ổn nhưng vấn đề mấu chốt là chúng ta có đủ nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học trong thời gian tới hay không.

Dù nhà nước đã quan tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất ở các địa phương, thành phố lớn có tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh. Hàng loạt địa phương, cơ sở giáo dục ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa về phòng ốc, bàn ghế, thiết bị dạy học còn thiếu thốn, tạm bợ trăm bề. Các môn học có thí nghiệm thực hành như vậy lý, hóa học…, hoạt động hướng nghiệp, ngoài giờ lên lớp cần các phương tiện để tổ chức thì hầu hết các nhà trường phổ thông hiện nay đang bị bế tắc, thầy - trò toàn dạy chay, học chay một cách kém hiệu quả.

“Không chỉ ở các địa phương khó khăn mà nhiều nhà vệ sinh của các trường ở Hà Nội cũng rất hôi hám, bẩn thỉu, trở thành nỗi ám ảnh thật sự đối với con trẻ khi đi vệ sinh” - cô Lan nhận xét. Nhà giáo này khẳng định những minh chứng trên cho thấy nhu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông vô cùng lớn, rất khó có thể đầu tư, đáp ứng tương đối đầy đủ trong khoảng thời gian 5 năm nữa. Chương trình mới tăng thời lượng thực hành, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường như tham quan, cắm trại, trải nghiệm sáng tạo..., đồng nghĩa với việc các trường càng cần phương tiện, thiết bị, kinh phí, con người để tổ chức, thực hiện. Và bài toán kinh phí, theo cô Ngọc Lan, chắc chắn sẽ làm đau đầu những người làm giáo dục.

Quan trọng nhất là đội ngũ giáo viên

Liên quan đến đội ngũ nhà giáo, ông Nguyễn Hữu Quyền cho rằng cán bộ quản lý các cấp là lực lượng đầu tàu của đổi mới nhưng không ít người không chịu khó hiểu thấu chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy - học.

“Qua trải nghiệm thực tế của lần thay đổi chương trình trước đây, tôi thấy số cán bộ quản lý tham gia tập huấn chuyên môn bộ môn mình dạy rất ít, về trường không hiểu họ chỉ đạo chuyên môn bằng cách nào?” - ông Quyền đặt câu hỏi. Trong khi đó, các giáo viên lại bận quá nhiều việc. Chẳng hạn môn ngữ văn, có người dạy 5 lớp 12. Soạn bài, lên lớp, chấm bài, trả bài đã đủ mệt, thế nhưng họ còn phải làm nhiều thứ sổ sách khác, vậy thì lấy đâu thời gian để đọc, để tham khảo, nâng cao tay nghề. “Bởi thế, không ít người làm thợ là chính. Họ không đủ sức để hào hứng đón nhận đổi mới, trong đó có đổi mới chương trình” - nhà giáo Quyền thẳng thắn nhìn nhận.

Nhiều nhà giáo cho rằng phương pháp dạy - học là mấu chốt quyết định sự thành bại của chương trình. Từ phương pháp cũ đến phương pháp mới là một chuyển biến cực kỳ khó khăn bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề như trình độ, thói quen, tâm lý, điều kiện vật chất, thiết bị, học trò, cách thức quản lý, thi cử. Sự thất bại chủ yếu do phương pháp dạy - học gây ra nhưng dự thảo mới công bố chưa thấy đề cập nhiều đến phương pháp dạy - học.

Nếu vẫn tổ chức, chỉ đạo vận hành như lâu nay trên một nền tảng vốn có về cách tư duy, về cơ sở vật chất, cách thức quản lý… thì việc thực hiện đổi mới phương pháp chắc chắn thất bại. Khi phương pháp thất bại thì hiệu quả thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục sẽ không thành công. Do đó, để việc đổi mới giáo dục phổ thông thành công, cần phải có sự chuẩn bị, đi trước một bước như cơ sở vật chất, đào tạo và tái đào tạo. Cần phải có thời gian nhưng dường như Bộ GD-ĐT lại đang rất vội vàng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo