xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên bỏ thi theo cụm

Trần Nam Hà (Hà Nội)

Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo cụm được tiến hành từ năm 2007 và đã có nhiều ý kiến không đồng thuận trên báo chí. Tuy nhiên, chủ trương của Bộ GD-ĐT là vẫn duy trì

Trong bài viết về một số vấn đề của giáo dục Việt Nam, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nêu: “Theo thư phản ánh của một số thầy, cô giáo gửi tới Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì việc thi theo cụm khá cồng kềnh và còn nhiều ý kiến khác mà người viết không trích dẫn hết được...”.

 
“Tác giả” của tổ chức thi theo cụm cho rằng thi theo cụm bảo đảm nghiêm túc hơn thi theo đơn trường hoặc liên trường. Lập luận như vậy thì chẳng có cơ sở lý luận và thực tiễn bởi sự nghiêm túc trước hết phải là ở giám thị. Nhiều trường, nhiều phòng thi đặt tại một địa điểm nhưng nếu từng phòng thi không nghiêm thì cũng không có tác dụng gì.
 
Việc thi theo cụm có nhiều bất lợi vì học sinh phải đi xa có nơi tới 40 km - 50 km, phải tập trung về một nơi nên chỗ ăn ở rất khó khăn. Kỳ thi năm 2007 đã có 60 thí sinh bị tai nạn giao thông (báo cáo của Bộ GD-ĐT ngày 18-7-2007).
 
Đó là chưa kể sẽ thiếu công bằng giữa các học sinh. Như kỳ thi năm 2009 chỉ có 80% số cụm thi gồm 3 trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên trở lên, 20% còn lại là thi đơn trường hoặc liên trường.
 
Như vậy, không phải là 100% học sinh sẽ thi theo cụm; những học sinh được thi gần trường sẽ có lợi hơn số học sinh phải đi xa, phải lưu trú trong thời gian thi. Phải dậy sớm từ 2-3 giờ sáng để đi thi, tất nhiên bị căng thẳng và mỏi mệt; có nhiều học sinh lẽ ra rớt thì đã trúng tuyển.
 
Do đó, nhiều người đề nghị nên tổ chức thi tốt nghiệp như dưới thời cố Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên, là: tổ chức thi ở trường nhưng giám thị được chuyển đổi theo nguyên tắc thi ở trường nào thì không có giáo viên của trường ấy, 50% là giáo viên trong tỉnh, 50% giáo viên ở tỉnh khác; chủ tịch hội đồng coi thi, chấm thi là người của tỉnh hoặc TP khác; một cặp chấm bài gồm một người trong tỉnh và một người ở tỉnh khác. Cách tổ chức này làm cho việc coi thi và chấm thi tương đối khách quan; học sinh không đi xa; giáo viên được nâng cao sự hiểu biết xã hội, chuyên môn...
 
Gần đây, còn có những ý kiến đề nghị bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét vì thực tế là không phản ánh đúng chất lượng giáo dục. Một đề nghị nữa được nhiều sự ủng hộ, có cả nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, là nên giao việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT về cho địa phương.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo