xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngăn lạm thu: Phải chặt cánh tay nối dài của hiệu trưởng

Huy Lân

(NLĐO) - Muốn dẹp nạn lạm thu phải chặt cánh tay nối dài của hiệu trưởng bằng việc không để cho Ban Đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) đứng ra hô hào kêu gọi đóng góp

Bà Võ Ngọc Thu, nguyên Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận 5, TP HCM, cho biết những ngày này, dư luận bức xúc về lạm thu trong nhà trường, trong đó Ban Đại diện CMHS đứng ra là người kêu gọi đóng góp cho các công trình khiến bà rất băn khoăn.

Theo bà Thu, Ban Đại diện CMHS có vai trò cầu nối giữa gia đình - nhà trường, phối hợp với nhà trường chăm lo việc học hành của học sinh.

"Trong lớp học, nếu có học sinh chưa ngoan, Ban Đại diện CMHS tìm gặp phụ huynh của học sinh đó để bàn cách giải quyết là việc rất hay" - bà Thu nói.

Để Ban Đại diện CMHS hô hào chạy đua phát động đóng góp rồi lắp máy lạnh, lót sàn gỗ… thì môi trường giáo dục không còn thể thống nào nữa - bà Võ Ngọc Thu, nguyên Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo quận 5, TP HCM

Ngoài ra, Ban đại diện CMHS chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ những học sinh khó khăn có cơ hội đến trường, khen thưởng cuối năm, thăm hỏi học sinh, giáo viên mỗi khi ốm đau, bệnh tật… Việc này tất nhiên cần kinh phí nhưng theo bà Thu là không khó bởi trong lớp, trong trường luôn có mạnh thường quân, phụ huynh có điều kiện nên chắc chắn họ sẽ ủng hộ.

Để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm là do người đứng đầu ngành giáo dục một số địa phương không quán triệt đầy đủ các quy định hiện hành, không theo dõi giám sát các quy định đó được thực hiện ra sao và công tác kiểm tra, xử lý sai phạm cũng chưa được làm tới nơi tới chốn - ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo

Rõ ràng, ban đại diện cha mẹ học sinh hình thành không phải mục đích đi thu tiền nhưng thực tế hoạt động của ban này đang được gắn với tên gọi "Ban thu tiền" khiến dư luận bức xúc.

Lý do và các khoản thu do Ban Đại diện CMHS đưa ra cũng muôn hình vạn trạng, trong đó có nhiều khoản trang bị, tu sửa cơ sở vật chất trong trường dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục.

Bà Thu cho rằng để ngăn chặn lạm thu, tốt nhất không để cho Ban Đại diện CMHS đứng ra hô hào kêu gọi đóng góp, đừng để tổ chức này đụng đến chuyện tiền bạc. Còn chuyện cơ sở vật chất, hãy để nhà trường tham mưu, tư vấn cho cơ quan quản lý cấp phát ngân sách.

Công không nổi thì chuyển qua tư

Nói về vấn đề Ban đại diện CMHS đứng ra vận động, quyên góp tiền để sửa chữa, trang bị cơ sở vật chất cho nhà trường, ông Trương Tiến Sĩ, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, cũng là phụ huynh học sinh, cho rằng đã là trường công thì phải ra công, mà nếu công không nổi thì chuyển qua tư.

"Trường công mà hạ tầng cơ sở tối thiểu phục vụ dạy học không lo nổi thì trường công kiểu gì? Trường công mà cái nhà vệ sinh bị hư, vòi nước bị hư, gạch bong tróc; tới cây viết, micro, rèm cửa sổ, cái bảng theo dõi tình hình học tập lớp... cũng trông vào sự hảo tâm của cha mẹ học sinh thì công nỗi gì?" – ông Sĩ thẳng thắn.

Báo Người Lao Động điện tử mở diễn đàn "CÓ NÊN GIỮ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH?". Mời quý độc giả bày tỏ quan điểm bằng cách comment dưới bài viết hoặc gửi ý kiến về địa chỉ e-mail: online@nld.com.vn.

Thăm dò ý kiến

CÓ NÊN GIỮ BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo