xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều tình cảm dành cho môn lịch sử

Gia Thùy

Từ khi Báo Người Lao Động khởi đăng bài “Khai tử môn lịch sử?” từ số ra ngày 6-11 và kéo dài liên tục trong 5 số báo kế tiếp xung quanh việc Bộ GD-ĐT dự kiến tích hợp môn lịch sử thành môn học mới là công dân với Tổ quốc trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thế, chúng tôi đã nhận được hàng trăm ý kiến đóng góp, phản biện cũng như những lo lắng, trăn trở, bức xúc trước nguy cơ môn lịch sử bị “xóa sổ” trong chương trình giáo dục phổ thông.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, học sinh và cả bạn đọc khắp nơi bày tỏ môn lịch sử là môn rất quan trọng, có giá trị rất lớn của truyền thống dân tộc, của ý chí chính trị, của đạo đức, của lý tưởng và niềm tin của thế hệ trẻ hôm nay; là những phẩm chất quan yếu đã trở thành sức mạnh kỳ diệu và là một trong những nhân tố quyết định nhất đối với sự tồn sinh và phát triển của dân tộc ta từ trong lịch sử ngàn năm cho đến hôm nay và mai sau.

Đa phần ý kiến đều cho rằng tuyệt đối không được xem nhẹ môn lịch sử. Bạn đọc Long Vũ cho rằng: “Hãy nhìn nước Mỹ, dù đã là siêu cường số 1 và tuy lịch sử của họ chỉ khoảng 300 năm nhưng họ dạy lịch sử nước họ cho con em của họ rất kỹ, giáo dục Mỹ xem lịch sử là một bộ môn quan trọng. Ngẫm lại nước ta có lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước hào hùng, có rất nhiều điều để truyền thế hệ sau, vậy mà ta lại muốn vứt bỏ? Vứt bỏ việc dạy môn lịch sử chẳng khác nào tự cầm dao để chặt cái gốc của mình vậy”.

Bạn đọc Trương Xuân Lượng cho biết mặc dù bạn chỉ là một công nhân nhưng vẫn biết tầm quan trọng của bộ môn lịch sử. “Có thể đa phần học sinh không thích học lịch sử nhưng phải học để biết cội nguồn, truyền thống văn hóa và bảo vệ đất nước qua từng thế hệ; biết tự hào, biết xây dựng đất nước. Bởi vậy, lịch sử phải là một bộ môn độc lập” - bạn đọc này kiến nghị.

Trong khi đó, nhiều giáo viên tâm huyết đã góp ý chân thành về chương trình dạy học lịch sử hiện nay. “Tôi là giáo viên môn lịch sử, tôi rất đồng quan điểm với nhiều người. Thứ nhất: Phải tăng tiết dạy lịch sử ở trường THPT để các em tự tìm hiểu, được đóng vai và phân tích. Thứ hai: Chương trình quá dài, cần viết sách giáo khoa cô đọng hơn, chọn những sự kiện cơ bản. Như vậy mới không làm khó cho giáo viên và học sinh” - bạn đọc Bình Yên góp ý.

Trong khi bạn đọc Tư Trầu cũng cho rằng: “Muốn dạy môn sử thì phải làm sao cho môn học trở nên lôi cuốn, lý thú và đừng quá nhồi nhét các số liệu đến vụn vặt. Cũng nên thay đổi cách nhìn nhận các giai đoạn lịch sử cho công tâm và nhẹ nhàng hơn chứ đừng ôm đồm các câu khẩu hiệu khô khan, đao to búa lớn”.

Về sự đổi mới của Bộ GD-ĐT, bạn đọc Tư Cà Phê cho rằng đã mất bao nhiêu thế hệ học sinh để làm vật thí nghiệm nhưng lãnh đạo Bộ GD-ĐT vẫn chưa có một quy chế tổ chức dạy, học, thi cử bài bản. Người dạy và người học khốn khổ vì phải thường xuyên chạy theo những cải cách, đổi mới tùy tiện của Bộ GD-ĐT.

“Sự nghiệp đổi mới là sự nghiệp không chỉ của những nhà lãnh đạo và hoạch định chính sách mà còn là sự nghiệp trực tiếp của hàng vạn nhà khoa học, các nhà giáo, đó là những tướng lĩnh và những chiến sĩ thực sự trên tuyến đầu của mặt trận đổi mới. Nếu không thuyết phục được họ từ cơ sở khoa học và thực tiễn thực sự của các chính sách đổi mới thì lo rằng hoạt động đổi mới sẽ gặp không ít trở ngại và khó khăn” - một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM nhận định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo