xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nơi giáo dục vắng bóng

Cao Tuấn

Ngành giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 năm nay với nhiều hoạt động mang tính hiệu triệu, cổ vũ toàn xã hội phấn đấu vì sự nghiệp chấn hưng giáo dục nước nhà.

Đáng chú ý là sự kiện 160 nhà giáo tiêu biểu, đại diện cho hơn 1 triệu nhà giáo trên cả nước được tôn vinh tại lễ tuyên dương các nhà giáo tiêu biểu giai đoạn 2008-2013 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 17-11.

Khẳng định chính các thầy, các cô là người trực tiếp quyết định sự nghiệp giáo dục, thực hiện thắng lợi quốc sách hàng đầu, tác giả của dạy tốt - học tốt, lực lượng góp phần vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà, ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - đồng thời nhắc nhở đội ngũ nhà giáo không ngừng hoàn thiện mình, tạo niềm tin yêu trong học sinh, phụ huynh.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng nhà giáo cũng như các nghề khác cần phải sống được để theo nghề, yêu nghề; song nhà giáo có sự tôn vinh đặc biệt của xã hội bởi sản phẩm của nhà giáo là con người có hiếu với cha mẹ, có ích với Tổ quốc, biết dấn thân, xả thân vì Tổ quốc.

Có thể nói chính ý thức về sự “tôn vinh đặc biệt” đó mà phần lớn nhà giáo đã tự giác chọn một đời sống vật chất vừa phải, thanh bạch để chí thú với nghề mà không phải bon chen kiếm tiền. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà giáo vẫn chưa sống được bằng đồng lương của mình. Đó cũng chính là vấn đề đang âm ỉ, nhức nhối.

Hiện nay, bên cạnh đội ngũ đông đảo các thầy cô giáo tài năng, đức độ, toàn tâm toàn ý vì mái trường và học trò thân yêu, vẫn còn một bộ phận nhà giáo phai nhạt lòng yêu nghề, đi vào những tính toán hẹp hòi, tự hạ thấp chính mình bởi sự cuốn hút của cuộc sống vật chất. Số lượng các nhà giáo hờ hững trên bục giảng này không nhiều nhưng sức tác động ngược đối với xã hội không hề nhỏ, trong đó có nỗi đau của những thầy cô chân chính không may bị “vạ lây”!

Sự sa sút của một bộ phận nhà giáo còn gây ra những hệ lụy lớn hơn. Suy cho cùng, con người là sản phẩm của giáo dục. Bộ mặt xã hội phản ánh tình trạng giáo dục theo nghĩa rộng của từ này. Các hiện tượng xã hội thể hiện sự suy giảm đạo đức dồn dập xuất hiện gần đây khiến lòng dân không yên. Bạo lực, với những cách thức man rợ nhất, đã trở thành cách hành xử giữa người với người, từ những người xa lạ ngoài đường cho đến các thành viên ruột thịt trong gia đình. Người ta đã chọn bạo lực, đối kháng thay vì kìm nén, bao dung và tha thứ. Có vẻ như giáo dục đã vắng bóng trong các mối quan hệ này, chỉ thấy ở đó một tâm trạng cô đơn và mất niềm tin.

Chỉ cần một người lính trong đoàn diễu binh bước sai cũng đã làm hỏng đội hình. Chỉ cần một cầu thủ không tuân thủ đấu pháp thì lập tức tình trạng rối loạn chiến thuật sẽ xảy ra. Chỉ cần một nhạc công chơi lỗi nhịp thì buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng xem như thất bại... Tính chất khắc nghiệt trong lĩnh vực giáo dục còn nhức nhối hơn thế vì dạy học là nghề cao quý nhất trong số những nghề cao quý!

Xã hội dành sự tôn quý và vì thế luôn đòi hỏi cao đối với đội ngũ các nhà giáo bởi giáo dục là chìa khóa không chỉ để mở cửa tri thức mà còn khai mở nhân cách và gieo hạt giống tâm hồn vào mỗi con người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo