xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phòng học 3D: Tiền đâu đầu tư?

Bài và ảnh: HUY LÂN

Việc đưa công nghệ 3D vào phục vụ việc dạy và học đã đem lại hiệu quả ban đầu. Vấn đề là làm sao có tiền để đầu tư khi mỗi phòng học 3D lên đến 400 triệu đồng?

Sáng 17-4, Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1- TPHCM) đã đưa vào sử dụng phòng học 3D. Đây là phòng học 3D đầu tiên trong các trường hệ công lập cả nước. Ông Kim Vĩnh Phúc, hiệu trưởng, cho biết việc đầu tư phòng học 3D nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên, đồng thời để học sinh tiếp thu bài tốt hơn.

Tiết học sinh động

Trước đó, ngày 12-4, học sinh lớp 8A10 Trường THPT Lương Thế Vinh đã có một tiết học hết sức sinh động về cấu tạo tim và hệ mạch máu. Ở mỗi vị trí ngồi, học sinh được trang bị kính 3D. Bên chiếc bảng tương tác, thầy Tô Huỳnh Thiên Trọng, giáo viên môn sinh học, thao tác thoăn thoắt bằng những cú chạm.

Nội dung bài giảng mà thầy Trọng truyền tải đến học sinh không có gì thay đổi so với những tiết học trước nhưng sinh động, hấp dẫn hơn nhờ nhiều hình ảnh, clip 3D. Bằng hiệu ứng tách lớp, thầy Trọng tách từng bộ phận của tim ra để học sinh quan sát cấu tạo bên trong. Dưới những góc độ khác nhau (cắt dọc, cắt ngang, mặt trước, mặt sau), học sinh quan sát được rõ hơn, hiểu rõ hơn về cấu tạo của tim cũng như sự hoạt động của nó.

img
Tiết học môn sinh bằng công nghệ 3D của học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh

Đoạn clip 3D còn giúp học sinh quan sát sự lưu thông của máu trong các hệ mạch, đồng thời hiểu thêm về nguyên nhân gây xơ vữa động mạch… Dưới dạng 3D, các tế bào máu như đang bay ra khỏi màn hình. Nhiều học sinh lớp 8A10 đã đưa tay như muốn chụp lấy những tế bào này.

Công nghệ 3D được Trường THPT Lương Thế Vinh ứng dụng vào dạy các môn lý, hóa, sinh, địa, công nghệ và khoa học. Ở từng tiết học, giáo viên xây dựng bài giảng tương thích với thiết bị, trong đó dành khoảng 10 - 15 phút để học sinh xem những hình ảnh, clip mô phỏng được trích ra từ phần mềm thư viện tài nguyên 3D-Cyber Antonomy.

Theo các giáo viên, để việc dạy học trở nên hiệu quả, học sinh phải xem bài trước khi lên lớp. Thậm chí, nội dung bài giảng cũng được giáo viên cung cấp trước cho học sinh để khi lên lớp, các em hạn chế ghi chép mà dành thời gian nghe giảng, đối thoại với thầy cô. Nhiều giáo viên cho biết họ chỉ mất 1 ngày làm quen với phần mềm dạy học ứng dụng công nghệ 3D bởi họ đã thuần thục trong việc sử dụng bảng tương tác, xây dựng bài giảng trên máy.

Hết sức cần thiết

Hiệu trưởng Kim Vĩnh Phúc cho biết mức đầu tư hoàn chỉnh cho mỗi phòng học 3D là 400 triệu đồng, gồm bảng tương tác, máy chiếu tích hợp 3D, kính 3D và bản quyền phần mềm thư viện tài nguyên 3D. Kinh phí đầu tư được lấy từ quỹ phụ huynh học sinh và quỹ phát triển sự nghiệp của trường với tỉ lệ 50-50. Học sinh từ khối lớp 6 đến lớp 12 của trường đều được học ở phòng 3D. Dự kiến năm học 2013-2014, trường sẽ có thêm 2 phòng học 3D nữa.

Một số nhà giáo cho rằng áp dụng công nghệ 3D là hết sức cần thiết. Vấn đề là lãnh đạo các trường có chịu đầu tư hay không. Một số giáo viên cho biết lâu nay, các trường thường dành quỹ kết dư để chia đều vào cuối năm cho cán bộ, giáo viên. Riêng quỹ phụ huynh, dù các trường có chi cho một số công việc nhưng vẫn không dùng hết.

Theo bà Hồ Cam Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề ưu tiên. Tuy nhiên, để làm được điều đó lại lệ thuộc rất nhiều vào vốn. “Trường THPT Lương Thế Vinh thuận lợi hơn các trường khác là được tự chủ cao, xã hội hóa. Ngoài ra, để sử dụng được hiệu quả công nghệ 3D, giáo viên phải được tập huấn, biết sử dụng bảng thông minh… Do vậy, nếu có hướng đầu tư như Trường THPT Lương Thế Vinh thì cũng phải làm từng bước chứ không thể đầu tư ngay được” - bà Thanh cho biết.

Trong khi đó, ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Bình,  cho rằng mức đầu tư 400 triệu đồng/phòng không phải là vấn đề quá lớn. “Vì đây là phòng học bộ môn nên chỉ cần đầu tư vài phòng là đủ. Năm học 2013-2014, trường sẽ ưu tiên đầu tư cho các phòng bộ môn. Tuần tới, chúng tôi sẽ liên hệ với Trường THPT Lương Thế Vinh để tìm hiểu. Nếu thấy hiệu quả, chúng tôi sẽ bắt tay đầu tư ngay” - ông Linh quả quyết.

Không nên đầu tư xong rồi... đắp chiếu

Theo ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, việc đầu tư công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học là điều cần khuyến khích. Vấn đề quan trọng là cần sử dụng cho thật hiệu quả chứ không nên đầu tư xong rồi đắp chiếu. Tới đây, khi các phòng học 3D ở Trường THPT Lương Thế Vinh chứng minh được hiệu quả cao, Sở GD-ĐT sẽ cho nhân rộng. Với nhiều trường THPT ở TPHCM, mức đầu tư 400 triệu đồng cho mỗi phòng học 3D  không phải là vấn đề lớn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo