xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi trước, chọn ngành sau

TS Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TP HCM)

Trước đây, thí sinh phải chọn ngành của trường nào để đăng ký thi. Sắp tới, với kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh nên tập trung thi để có kết quả tốt nhất rồi hãy chọn ngành của trường dự thi

Năm 2015, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ vốn rất quen thuộc nhiều năm nay sẽ có những thay đổi hết sức căn bản. Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ nhằm 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ. Với những sự thay đổi gần như toàn diện về quy chế tuyển sinh, về thời gian, phương cách tổ chức trong các khâu: đăng ký hồ sơ xét tuyển, tổ chức coi thi, chấm thi, xét tuyển…, liệu công tác tư vấn hướng nghiệp có thay đổi theo?

 

TS Trần Đình Lý trao đổi với học sinh trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh do Báo Người Lao Động tổ chức năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
TS Trần Đình Lý trao đổi với học sinh trong chương trình Đưa trường học đến thí sinh do Báo Người Lao Động tổ chức năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

 

Là người công tác trong lĩnh vực giáo dục, tôi nghĩ “Hướng nghiệp và tuyển sinh, tuy 2 mà  1”. Hướng nghiệp là vấn đề lớn hơn và cần phải đi trước một bước. Nếu việc chọn lựa xuất phát từ năng lực, sở trường của bản thân thì thường sẽ bền vững hơn. Việc chọn nghề, chọn ngành không phù hợp ảnh hưởng rất lớn (theo hướng tiêu cực) đối với việc học hành và công việc của các thí sinh sau này. Dù quy chế, chính sách tuyển sinh có thay đổi hay đổi mới nhưng vấn đề hướng nghiệp luôn là cốt lõi, không đổi thay. Chỉ có điều là cần có cách thức phù hợp chủ yếu theo yếu tố thời gian vì trước đây phải chọn ngành của trường nào để đăng ký thi, còn nay cứ tập trung thi để có kết quả tốt nhất rồi hãy chọn ngành của trường đó. Xung quanh vấn đề này, tôi có 3 lời khuyên nhỏ với hy vọng làm giảm sự ảnh hưởng lớn (theo hướng xấu) cho thí sinh:

Xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành, nghề: Nếu các em chọn lầm nghề thì dù  không bỏ nghề thì nghề cũng sẽ bỏ các em bất kỳ lúc nào! Ba vấn đề: nghề - ngành - trường biểu trưng cho 3 vòng tròn hướng nghiệp, theo thứ tự trước sau. Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành này và các yếu tố tác động khác? Nếu xác định được sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời, lâu dài... hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi “chọn trường nào, ngành nào để dễ đậu?”. Đậu rồi nhưng chỉ là sự trú chân tạm bợ, ngồi đó nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề mình đã chọn, sẽ tạo ra một sự lãng phí vô cùng lớn cho bản thân, gia đình và cao hơn là lãng phí xã hội.

Phải biết lượng sức mình: Thí sinh không nên chọn những nghề thật… cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Sau khi chọn nghề phù hợp, thí sinh nên lượng sức để chọn vào ngành của trường nào hoặc thậm chí bậc nào phù hợp. Các tiêu chí để tham khảo: Điểm chuẩn vài năm gần nhất, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý… Nghề nghiệp hiện nay rất đa dạng nhưng năng lực của con người thì có hạn, trong khi giới trẻ thì lại có quá nhiều ước mơ, mong mỏi. Sự lựa chọn nghề nghiệp đương nhiên là chuyện tự do, tự nguyện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp học sinh bị lệ thuộc vào quyết định của người khác. Cần nhớ rằng lời khuyên tuy bổ ích, quan trọng nhưng cũng chỉ dùng để tham khảo. Bản thân các thí sinh phải tự quyết định về tương lai của mình, chớ thi vào các ngành mình không yêu thích, chọn bậc học không tương xứng.

Ưu tiên cho sở thích, sở trường: Thí sinh hãy dành 30 phút để trắc nghiệm khám phá năng lực bản thân, định hướng cho cả cuộc đời. Hãy ưu tiên cho sở thích, sở trường của mình. Cần thấy sự khác biệt giữa thích và phù hợp. Có nhiều thí sinh tưởng rằng mình phù hợp với nghề đó, ngành đó nhưng thực ra các em bị ngộ nhận, chưa đủ thông tin để biết mình là ai. Chọn trường theo sở thích, sở trường của chính bản thân thí sinh mới là bền vững! Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên của những người đi trước vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên trắc nghiệm sở thích, sở trường nguyện vọng để biết mình có bị “ngộ nhận” khi lựa chọn ngành nghề hay không.

Lý thuyết Holland nhằm khám phá năng lực bản thân trong định hướng nghề nghiệp cũng là một nguồn tham khảo để trắc nghiệm rất tốt.

 

Lưu ý vấn đề “kỹ thuật”

Ngoài ra, thí sinh cần phải hết sức lưu ý đến vấn đề “kỹ thuật”. Theo đó, các em phải tìm hiểu kỹ càng về những vấn đề liên quan đến kỳ tuyển sinh năm nay để biết được điểm mới so với trước đây; “tra tìm” điểm chuẩn 3 năm gần kề để lượng sức ngành nghề đó ở trường nào thì phù hợp. Đây tuy là vấn đề “kỹ thuật” ngắn hạn nhưng nếu không lưu ý, không làm đúng ngay từ đầu thì có khi lại bị chệch hướng, gây lãng phí cho bản thân, gia đình và xã hội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo