xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu chuẩn chương trình, sao làm SGK?

YẾN ANH

Nên tập trung huy động các nhà khoa học làm rõ chương trình cho các lớp, các đối tượng. Chưa làm rõ được chương trình phổ thông thì đừng nói đến việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa

Dự thảo nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét và biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 8 này. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà khoa học rất lo lắng về việc đổi mới chương trình, SGK. Nhiều kiến nghị được đưa ra tại hội thảo về vấn đề trên được Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức vào sáng 6-11.

Chung chung, ảo tưởng

Nhiều đại biểu cho rằng dường như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang quá nhấn mạnh đến SGK, trong khi lúc này điều đặc biệt cần làm rõ, cần định hình là chuẩn của chương trình thì lại không thấy trong báo cáo của bộ.

Học sinh cần có bộ sách giáo khoa nhất quán, phù hợp Ảnh: TẤN THẠNH
Học sinh cần có bộ sách giáo khoa nhất quán, phù hợp Ảnh: TẤN THẠNH

GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho hay chuẩn đầu ra phẩm chất và năng lực của các cấp học kèm theo đề án đổi mới rất chung chung. GS Thuyết ví dụ chuẩn đầu ra về phẩm chất “nhân ái, khoan dung” ở tiểu học được quy định là “tôn trọng các dân tộc Việt Nam”, chuẩn ở THCS là “tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới”, ở cấp THPT là “có ý thức học hỏi các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới”.

Theo ông, tạm gác sự cắt khúc phẩm chất không thuyết phục, những yêu cầu này đều không có tính định lượng, rất khó cho biên soạn SGK, người chỉ đạo và người dạy. “Trong lần đổi mới này, Bộ

GD-ĐT cần đầu tư biên soạn những chương trình hoặc chuẩn chương trình chi tiết làm cơ sở cho người biên soạn SGK. Có như vậy mới bảo đảm được sự thống nhất giữa các bộ SGK và các cơ sở giáo dục dạy những bộ SGK khác nhau” - GS Thuyết nhấn mạnh.

GS Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý - giáo dục Việt Nam, cho rằng Bộ

GD-ĐT nên tập trung công sức huy động các nhà khoa học làm rõ chương trình cho các lớp, các đối tượng. Một khi chưa làm rõ được chương trình phổ thông, đừng nói đến việc biên soạn, xuất bản SGK. Đồng quan điểm, GS Phạm Ngọc Đăng, nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Giáo sư nhà nước, cho rằng nếu bây giờ chưa có chương trình mà nói năm 2015 biên soạn SGK là điều ảo tưởng.

Bộ GD-ĐT quá ôm đồm?

Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án, một là bộ chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn các bộ SGK khác; hai là, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc có nhiều tổ chức, cá nhân soạn SGK sẽ huy động được nguồn trí tuệ và tài chính của xã hội, đồng thời tạo ra một cuộc đua không ngừng để nâng cao chất lượng SGK. Tuy nhiên, ông không đồng tình với việc Bộ GD-ĐT đứng ra trực tiếp biên soạn SGK. “Cơ quan chuyên môn của bộ đã bận nhiều việc mà nay kiêm cả biên soạn SGK thì còn thời gian đâu thực hiện chức năng quản lý nhà nước?” - GS Thuyết băn khoăn. Trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân nào tham gia biên soạn SGK, GS Thuyết cho rằng Bộ GD-ĐT nên giao việc biên soạn, xuất bản SGK cho NXB Giáo dục. Như vậy, vừa phù hợp chức năng vừa tạo điều kiện để đơn vị này thực hiện công việc bình đẳng với các tổ chức, cá nhân, NXB khác.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, đề nghị Bộ GD-ĐT nên chọn những tổ chức có năng lực viết SGK để xây dựng đề cương cho bộ sách chứ không phải chọn cá nhân viết từng cuốn để bảo đảm tính thống nhất và nhất quán về học thuật, quan điểm giáo dục.

Một băn khoăn nữa cũng được các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục đặt ra, đó là thay đổi toàn bộ SGK hay chỉ những cuốn có nội dung không phù hợp? GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng phương án đổi mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra trên thực tế là “xóa đi, làm lại từ đầu”, cách làm này là không phù hợp với việc giải quyết các vấn đề xã hội và khó có thể đem lại kết quả như mong muốn. Ông Thuyết cho rằng nên giữ lại những cuốn SGK phù hợp, điều này sẽ rút ngắn thời gian biên soạn, thử nghiệm và đỡ tốn kém. 

 

Bộ sách đạt chuẩn sẽ được cấp phép

PGS Đỗ Ngọc Thống - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, chuyên trách về đổi mới chương trình và SGK - khẳng định việc có một bộ SGK của bộ không ảnh hưởng đến các bộ sách khác vì tất cả SGK đều được hội đồng quốc gia thẩm định độc lập. Bộ SGK nào đủ tiêu chuẩn sẽ được cấp phép sử dụng trong trường phổ thông. Ông Thống cũng nói thêm, để tránh những tiêu cực trong việc lựa chọn, phát hành SGK, bộ hướng dẫn các trường/địa phương tự chọn SGK theo quy trình. Trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh có thể tham khảo những SGK khác.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo