xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trải thảm đỏ

Lưu Nhi Dũ

"… Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…" - đó là ý tưởng minh triết của vị tiến sĩ triều Lê Thân Nhân Trung (1419-1499) cách đây 570 năm (1442) khi vâng mệnh vua viết trên bia tiến sĩ đầu tiên đặt ở Văn Miếu.

Ý tưởng đó được các vị minh quân xem như kim chỉ nam trong cuộc đại chính. Cho nên, việc cầu hiền, cầu người tài được xem như một nhiệm vụ của bậc minh quân.
 
Vua Quang Trung là người có ý thức sâu sắc việc cầu hiền. Khi lấy được Bắc Hà, ông thừa hiểu gần 400 năm vương khí nhà Lê bao trùm xứ Bắc khi ông chứng kiến những vị quan nhà Lê như Trần Phương Bình lên núi Hồng Lĩnh mổ bụng tự sát, Lý Trần Quán tự chôn sống để trung thành với Chúa Trịnh, Nguyễn Huy Trạc uống độc dược tại ngự sử đài để chết theo vua Lê…, vậy mà ông vẫn chinh phục được kẻ sĩ Bắc Hà.

Nguyễn Thiếp, Ngô Thời Nhậm, Trần Văn Kỷ, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn… là những kẻ sĩ điển hình phò Tây Sơn đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả Phan Huy Ích, người trước đó chống Tây Sơn quyết liệt, sau theo vua Quang Trung như cánh tay mặt, lại có người anh khởi nghĩa chống Tây Sơn, vua nhà Tây Sơn vẫn tin dùng không một chút hiềm nghi.

Vua Quang Trung đã làm được cuộc đại chính cho triều đại ngắn ngủi của mình. Nhưng rất tiếc do hoàn cảnh lịch sử, ở phía Nam ông chưa vươn tới được khi để nhiều trí thức lớn như Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Ðức, Lê Quang Ðịnh… đi theo Nguyễn Ánh. Ðó là bài học lịch sử mà chắc chắn vua Quang Trung biết nhưng bất lực.

Hiền tài thời nào cũng có, vấn đề là "mắt xanh" của người cầm quyền. Trong thế kỷ XX-XXI, đất nước ta chứng kiến những biến thiên lớn của lịch sử. Từ những cơn đau thắt của thời đại cũng đã sản sinh ra một đội ngũ trí thức chất lượng từ nhiều nguồn. Với gần 4 triệu kiều bào ở nước ngoài, trong đó có 400.000 trí thức với nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, tuyệt đại đa số họ là những người yêu nước.

Còn nhớ năm 1993, trong buổi tiếp kiến của Chủ tịch UBND TPHCM với Tổng thống Pháp F. Mitterrand, có một người Việt ngồi khiêm tốn ở một góc bàn và chỉ nói tiếng Pháp, đó là nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận. Sau này gặp ông, ông kể đó lần đầu tiên ông về nước, chỉ biết nghe và nhìn dè dặt để hiểu đất nước đã sinh ra mình. Như một điều tự nhiên, khi lòng yêu nước được đánh thức, những tác phẩm của GS Trịnh Xuân Thuận được xuất bản ở Việt Nam và những cuộc đi về của vị GS này dày hơn, thân tình hơn…

Không chỉ có GS Trịnh Xuân Thuận, nhiều bậc trí thức hàng đầu khác cũng đã về nước cống hiến như các GS Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Riệu, Nguyễn Văn Tuấn… nhưng phải nhìn nhận rằng những đóng góp của họ còn khiêm tốn, không phải vì họ thiếu tích cực mà do cơ chế…

Chúng ta đã nói nhiều về việc trải thảm đỏ để cầu hiền nhưng những chiếc thảm đỏ ấy đã thực sự được trải ra hay chưa là vấn đề khác. Bộ GD-ÐT cũng vừa đưa ra dự thảo về chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ để thu hút các nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, được xem như là một chiếc thảm đỏ được tiếp tục trải ra để cầu hiền, cầu người tài. Vấn đề là sẽ có ai bước lên tấm thảm đỏ ấy hay không là ở cái tâm, cái tầm của người trải thảm, để tấm thảm đỏ ấy có thông điệp như một "Chiếu cầu hiền"…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo