xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Trùm mền” vì không người học

TUẤN MINH - HOÀNG THANH - TRẦN THƯỜNG

Hàng loạt điểm trường ở các tỉnh Thanh Hóa, Gia Lai... không có học sinh, phải bỏ hoang hoặc chuyển mục đích sử dụng

Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đến hết tháng 5-2014, toàn huyện có 19 điểm trường với 34 phòng học ngừng hoạt động. Đây là những điểm trường được các tổ chức phi chính phủ và Chương trình 135, Chương trình 159 (chương trình kiên cố hóa trường lớp học)… của Chính phủ hỗ trợ các xã, huyện nghèo với tổng mức đầu tư trên 2,3 tỉ đồng.

Trường có, trò không

Ông Lê Nhân Trí, Phó Phòng GD-ĐT huyện Như Xuân, thừa nhận ở thời điểm khảo sát, huyện thấy cần đầu tư nên đã cho xây dựng hàng loạt điểm trường. Tuy nhiên, những năm gần đây, đường sá đi lại dễ dàng, học sinh (HS) đổ về các trường chính học tập. Số HS giảm khiến nhiều điểm trường đành bỏ hoang.

Khẳng định không có việc đầu tư dàn trải, chạy dự án, ông Dương Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân, nói: “Hiện giờ, những nơi điểm trường không có HS, huyện sẽ giao cho xã quản lý. Một vài năm nữa, nếu số HS tăng lên thì sẽ tiếp tục chuyển sang dạy học” - ông Mạnh nói.

Không chỉ huyện Như Xuân, rất nhiều huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cũng xảy ra tình trạng tương tự. Đơn cử, huyện Quan Hóa có từ 6-7 điểm trường, huyện Quan Sơn có 5 điểm trường… tập trung ở những nơi xa xôi, hẻo lánh.

Nhận định về việc lớp học bỏ không gây lãng phí, ông Lê Văn Cương, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa,  cho biết mình không rõ vì chưa thấy huyện Như Xuân báo cáo. “Sở chỉ theo dõi hệ thống trường lớp, còn tài sản thì giao cho huyện quản lý. Họ giao cho xã sử dụng vào mục đích gì, ra làm sao là việc của họ” - ông Cương nói. Theo ông Cương, việc kêu gọi hỗ trợ dự án rồi rà soát các điểm xây trường cũng do huyện làm, sở không biết vì huyện không thông qua.

Tại tỉnh Gia Lai, nhiều điểm trường cũng không thể hoạt động vì thiếu vắng HS. Điểm Trường Tiểu học Nay Der ở làng O Xơr, xã Ia Kênh, TP Pleiku được xây dựng năm 2001 với thiết kế 2 phòng học. Sau hơn 8 năm sử dụng, điểm trường này đang bị bỏ hoang. Ban giám hiệu nhà trường cho hay nguyên nhân do không có HS để tổ chức lớp học.

Tại làng Tung-gút, xã Kroong, điểm Trường Tiểu học Lê Văn Tám chỉ có chưa đầy 20 HS từ lớp 1 đến lớp 5. Năm học 2013-2014, khối lớp 5 có vỏn vẹn… 3 HS. Ông Đinh Ních, chủ tịch xã, thống kê cả xã có khoảng 5.000 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là người dân tộc Bahnar.

“Các em nghỉ học theo gia đình đi làm rẫy xa, cả tháng mới về nhà một vài lần. Nếu để các em ở nhà cũng không có người chăm sóc, bảo vệ. Tỉ lệ người nghèo ở xã rất lớn, chiếm từ 70%-80% nên cuộc sống còn nhiều khó khăn, việc học của các em không được bà con chú trọng” - ông Ních nói.

Xuống cấp trầm trọng

Trong khi hàng loạt điểm trường học đang bị bỏ hoang, địa phương phải tận dụng làm phòng họp, nhà kho thì Sở GD-ĐT Thanh Hóa lại tiếp tục lập kế hoạch trình UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch trường lớp đến năm 2020.

Theo đó, đến năm 2020, tỉnh này sẽ có 161 trường học đóng cửa, chưa kể các điểm lẻ của những trường này. Ông Lê Văn Cương nhận định việc dồn trường và hạn chế điểm lẻ rất cần thiết bởi trước đây, số HS nhiều, đường sá đi lại khó khăn. Giờ đây, số HS giảm xuống nên một số điểm trường còn rất ít HS theo học. Ngoài ra, việc gộp các lớp về những điểm chính để giảm bớt số giáo viên đang “phình ra”.

Lớp học còn mới, đầy đủ bàn ghế bị bỏ hoang ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa 
Ảnh: TUẤN MINH
Lớp học còn mới, đầy đủ bàn ghế bị bỏ hoang ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa Ảnh: TUẤN MINH

Theo ông Lê Văn Nguồn, Chánh Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch này nhằm giảm xuống mức thấp nhất các điểm lẻ manh mún, mỗi xã chỉ có tối đa 3 điểm lẻ và một số xã gộp lại thành một khu chính; đồng thời tăng các lớp học bán trú ở các khu chính lên để bảo đảm chất lượng dạy và học.

“Việc dồn lớp này sẽ có hàng trăm điểm trường không sử dụng cho mục đích giáo dục, sở giao UBND huyện lên phương án, kế hoạch sử dụng như thế nào để tránh lãng phí. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng đang vấp phải sự phản đối của nhiều địa phương” - ông Cương nói.

Liên quan đến tình trạng hàng loạt trường mẫu giáo tại xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam được xây dựng khang trang rồi bỏ hoang, ngày 16-6, ông Nguyễn Đức Vương, Chủ tịch UBND xã Tam Phú, cho biết vừa có chủ trương của TP Tam Kỳ đồng ý bàn giao các công trình trường mẫu giáo cho 8 thôn sử dụng làm nhà văn hóa. Trong tuần này, xã sẽ làm các thủ tục để bàn giao.

Theo ông Vương, các trường học này đa số xây dựng từ năm 2000 khi xã Tam Phú chưa chia tách với phường An Phú. Đến nay, do bỏ hoang quá lâu, không có ai quản lý nên các trường xuống cấp trầm trọng; nếu muốn sửa chữa, nâng cấp cũng cần số tiền lớn.

Còn tại tỉnh Gia Lai, ngành giáo dục đang rà soát lại các điểm trường xuống cấp, bỏ hoang để sửa chữa trong dịp hè, kịp thời đưa vào sử dụng trong năm học tới. Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho biết hiện về cơ bản đã sửa chữa hết, không còn điểm trường nào không thể sử dụng được. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm trường thiếu nước như ở các huyện Krông Pa và Kbang. “Sở sẽ thuê người nạo vét, đào thêm giếng mới” - ông Thạch nói.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 16-6

Mới xây xong đã xuống cấp

Điểm trường Tu Rằng 2 của Trường Tiểu học xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mới xây dựng xong, chưa được đưa vào sử dụng thì đã xuống cấp nghiêm trọng. Mái ngói bị tốc, cửa kính vỡ nát, bên trong phòng học phân bò rải rác khắp nền nhà. Sau khi nghe phản ánh, ông Nguyễn Văn Lân, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông, cho biết sẽ kiểm tra, yêu cầu nhà thầu khắc phục trước năm học tới.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo