xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường sư phạm sẽ chọn thí sinh ưu tú nhất

Yến Anh

Đào tạo sư phạm sẽ theo nhu cầu của các địa phương, tăng điểm chuẩn vào trường để chọn những thí sinh ưu tú nhất

Năm 2017, điểm đầu vào của nhiều trường sư phạm tiếp tục rớt thê thảm. Điều này đáng lo cho chất lượng giáo dục nước nhà.

Điểm chuẩn sư phạm phải trong tốp đầu

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thừa nhận việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh của nhiều trường sư phạm chưa bảo đảm cân đối về cơ cấu, trình độ và ngành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, theo từng vùng miền, địa phương. Các chính sách thu hút người có năng lực theo học sư phạm chưa hấp dẫn, dẫn đến việc nhiều ngành sư phạm cần, có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng không tuyển sinh được. Điều kiện bảo đảm chất lượng của nhiều trường cũng còn hạn chế.

Tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm với sự tham gia của đại diện 30 trường ĐH sư phạm, trường ĐH có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước vừa được tổ chức ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định đã đến lúc ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng. Không có cách gì khác là phải đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng và đề cao yêu cầu chất lượng.

Trường sư phạm sẽ chọn thí sinh ưu tú nhất - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP HCM trên giảng đường Ảnh: TẤN THẠNH

Theo ông Nhạ, từ năm 2018, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu cho các trường dựa trên nhu cầu sử dụng mà các địa phương đưa ra. Cụ thể, UBND các tỉnh, thành xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo. Các cơ sở đào tạo xây dựng đề án tuyển sinh cho từng ngành đào tạo giáo viên trên cơ sở đề xuất của địa phương và năng lực của cơ sở, bảo đảm các điều kiện chất lượng theo quy định hiện hành. Dựa vào đó, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo.

Ông Nhạ cho rằng cần có chính sách điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm để tuyển được những người khá, giỏi. "Chúng ta thống nhất từ năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Người vào học ngành sư phạm phải là những thí sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Đào tạo theo đặt hàng: Siết số lượng!

GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng chủ trương đào tạo sư phạm theo đặt hàng của các địa phương là đúng.

"Các địa phương nắm rõ nhất họ thiếu gì, thừa gì, cần thêm bao nhiêu giáo viên ở cấp nào. Đào tạo theo nhu cầu của địa phương là hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ điều đó" - GS Thi bày tỏ. Theo ông, với cơ chế này, số lượng sinh viên đào tạo sư phạm sẽ bị thu hẹp lại.

Quy mô được siết như vậy thì đầu tư cho sư phạm sẽ tốt hơn, cải thiện được các điều kiện đầu tư cho ngành sư phạm. Bên cạnh đó, việc đào tạo theo yêu cầu sẽ giúp đầu ra được bảo đảm, tạo sự hấp dẫn của ngành sư phạm đối với sinh viên. Thí sinh khi chọn ngành sư phạm có thể yên tâm có chỗ làm việc chứ không phải là đua nhau "chạy" một suất vào biên chế.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD-ĐT, cho hay năm 2013, khi triển khai quy hoạch phát triển nhân lực ngành giáo dục, bộ đã đề nghị các địa phương rà soát đội ngũ để có kế hoạch đào tạo theo địa chỉ. Tuy nhiên, sự phối hợp của địa phương và bộ cùng các trường không tốt nên không thực hiện được. Bộ GD-ĐT ra thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo số giảng viên cơ hữu và diện tích; trong khi các tỉnh, thành phân bổ ngân sách theo kế hoạch của địa phương trên đầu sinh viên. Ngoài ra, ở địa phương do bất cập về phân cấp quản lý nên không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đặt hàng (sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT hay UBND tỉnh?). Vì thế, các trường sư phạm cũng lúng túng, đành phải tuyển sinh theo khả năng đào tạo.

Vì thế, theo ông Vinh, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa trung ương và địa phương cùng sự chỉ đạo tập trung thống nhất của ngành thì mới hy vọng chủ trương đào tạo theo đơn đặt hàng thành công. "Việc khẳng định bảo đảm đầu ra cho các giáo sinh tương lai, họ không phải chạy chọt hối lộ khi tìm việc làm, đồng lương hợp lý theo nguyên tắc cung - cầu sẽ là những điều kiện hấp dẫn để thu hút nhân tài vào học ngành này" - ông Vinh nhìn nhận.

Không phải muốn là vực dậy được sư phạm

Nhận xét về mong muốn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong việc đầu vào các trường sư phạm sẽ nằm tốp đầu ngay năm 2018, GS Đào Trọng Thi cho rằng không thể duy ý chí mà còn căn cứ vào nhiều yếu tố ảnh hưởng. Điểm chuẩn có nâng lên hay không phụ thuộc vào việc thí sinh có thích theo đuổi ngành sư phạm không, chính sách đãi ngộ dành cho họ có tốt không… Những biện pháp đó không chỉ phụ thuộc vào ngành giáo dục mà còn nhiều ngành khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo