xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường tiên tiến hay chất lượng cao?

ĐẶNG TRINH

TP HCM đã thí điểm trường chất lượng cao. Hà Nội cũng thực hiện mô hình này từ năm học tới. Vậy mô hình trường chất lượng cao nên được hiểu như thế nào?

Nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm do Báo Người Lao Động tổ chức sáng 31-7 đều đồng tình với quan điểm muốn xây dựng trường chất lượng cao (CLC) cần những tiêu chí rõ ràng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên (GV), trình độ học sinh (HS). Trường CLC sẽ đóng vai trò đầu tàu để kéo các trường công khác cùng phát triển chứ không nên làm đại trà.

Không chỉ dành cho con nhà giàu

TS Nguyễn Kim Dung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM - cho rằng mô hình trường CLC đã manh nha hình thành tại TP HCM năm 1992 khi ở quận 10 có mô hình lớp “VIP” trong trường bán công, thu phí cao hơn những lớp thông thường.

Khi khảo sát tại Trường THPT Lê Quý Đôn năm 2009 với trên 1.000 HS thì có đến 25% HS thuộc gia đình lao động bình thường, học phí lúc này là 890.000 đồng, nghĩa là trường CLC không chỉ dành cho con nhà giàu mà cho cả tầng lớp bình dân.
img
Các đại biểu tham dự tọa đàm Ảnh: TẤN THẠNH
 
“Việc xây dựng trường CLC là hợp lý bởi sẽ giải quyết được vấn đề dạy thêm, học thêm, chạy trường. Tuy nhiên, phải cân nhắc kỹ các yếu tố tác động đến trường CLC như chất lượng HS (chiếm 50%), GV 30% và 20% thuộc những yếu tố còn lại như chất lượng cơ sở vật chất, hiệu trưởng.

Trường CLC là mô hình nên có nhưng phải có những tiêu chí rõ ràng. CLC nhưng cao ở mức độ nào?

“Là người quản lý trực tiếp, tôi cũng không hình dung hết được về mô hình trường CLC. Bản thân nhà trường sẽ khẳng định và chứng minh hiệu quả của mô hình này. Công bằng trong giáo dục là hết sức vô cùng. Chả lẽ phải chờ Sơn La, Cao Bằng làm mình mới làm? Cứ níu kéo vậy thì bao giờ mình mới phát triển?” - ông Nguyễn Hoài Chương nói.

HS tốt nghiệp trường CLC khác gì so với các trường khác? Muốn vậy, GV phải có chất lượng, phải dành những học bổng và chính sách ưu đãi cho HS nghèo, tránh tình trạng trường CLC chỉ dành cho con nhà giàu” - TS Dung cho biết.

Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho rằng mục đích trường CLC là tháo gỡ cho giáo dục ở các trường công phát triển. Ông Chương không muốn gọi là trường CLC mà gọi là “trường học theo mô hình tiên tiến”. Trường THPT Lê Quý Đôn lúc ấy được chọn vì đủ điều kiện về cơ sở vật chất lẫn chất lượng GV và quận 3 cũng có nhiều trường để dành chỗ cho những HS khác.

Theo ông Chương, nếu xây dựng trường CLC sẽ có điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học. Sau 7 năm thí điểm, Sở GD-ĐT TP HCM an tâm về mô hình Trường THPT Lê Quý Đôn vì đào tạo ra lớp HS không phải chỉ để thi tốt nghiệp, ĐH mà được phát triển toàn diện như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống để HS tự tin, năng động, hội nhập.

Thận trọng khi triển khai đại trà

Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, đặt vấn đề trường CLC hay trường gì cũng phải chú trọng nguồn nhân lực HS sau khi tốt nghiệp là yếu tố quan trọng nhất. “Hiện chúng ta có một số lượng lớn HS du học từ bậc phổ thông. Đó là hình thức “tỵ nạn giáo dục” khi mà các trường học trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh. Nguyên nhân không phải do đội ngũ GV, quản lý kém mà trong điều kiện hiện nay, mỗi lớp 45 HS trở lên thì không thể dạy và học chất lượng được” - ông Thảo nói.

Theo bà Nguyễn Phương Lan, Phó Giám đốc EMG Education, UNICEF cũng đã đưa ra các tiêu chí về trường CLC như môi trường giáo dục thân thiện, có trang thiết bị đủ để học tập, chuẩn GV, chương trình giảng dạy... Quan trọng nhất là lấy HS làm trung tâm và phương pháp giảng dạy để đạt được những chuẩn kiến thức, tri thức, kỹ năng cho HS.

Ông Nguyễn Hoài Chương cho biết trong năm học 2013-2014, TP HCM tiếp tục thí điểm mô hình trường tiên tiến tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), Nguyễn Hiền (quận 11). Tuy nhiên, các trường CLC cần bảo đảm cam kết về chất lượng (đội ngũ GV, nội dung chương trình…); các chính sách xã hội (không chỉ cho con nhà giàu)... Các trường này phải trở thành trung tâm chất lượng, thí điểm đổi mới giáo dục để về lâu dài nâng chất cho tất cả các trường. Trong điều kiện hiện nay chưa cho phép, TP HCM hết sức thận trọng khi triển khai đại trà mô hình này.n

Học phí chênh lệch hàng chục lần

Bà Đỗ Thị Bích Duyên, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, cho biết hiện mức học phí được phép thu của trường thấp nhưng vẫn duy trì điều kiện giảng dạy theo mô hình tiên tiến. Cụ thể, mức học phí hiện nay lớp 10: 890.000 đồng/tháng, lớp 11: 850.000 đồng và lớp 12: 900.000 đồng/tháng.

Bà Hồ Cam Thanh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, cho rằng nếu được chọn để xây dựng theo mô hình tiên tiến thì trường này cũng chưa thể thực hiện. Tân Bình là khu vực dân cư có thu nhập thấp, nếu xây dựng trường CLC thì bắt buộc sĩ số sẽ giảm, đẩy nhiều HS khác phải đi học xa hoặc vào các trường dân lập. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền hiện nằm trong tốp 12 trường chất lượng nhất nước nhưng học phí chỉ 80.000 đồng/tháng với lớp học 2 buổi/ngày. Theo bà Thanh, những gì Trường THPT Lê Quý Đôn làm được thì Nguyễn Thượng Hiền cũng đã làm tốt.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo