xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự làm khó mình!

Nguyễn Huy

Hằng năm, khoảng 20% thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT chứ không thi ĐH. Do vậy, ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, những thí sinh không dự định thi ĐH sẽ thi cụm do sở GD-ĐT địa phương tổ chức. Họ vẫn có thể được xét tuyển vào ĐH theo hình thức xét học bạ THPT hoặc tham gia xét tuyển vào các trường có đề án tuyển sinh riêng đối tượng này.

Hiện nay, hầu hết các trường ĐH đã công bố đề án tuyển sinh 2015. Nhìn chung, các trường xét tuyển ĐH đựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì. Tuy nhiên, vẫn có những trường xét cả thí sinh thi cụm địa phương. Ví dụ, Trường ĐH Công nghệ TP HCM dự kiến lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển và xét tuyển cả thí sinh tham gia cụm thi địa phương do các sở GD-ĐT tổ chức. Trường ĐH Tài chính Marketing xét tuyển các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015 tại cụm thi do các trường ĐH tổ chức, đồng thời đề nghị được xét tuyển luôn đối với thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương do các sở tổ chức để mở rộng diện xét tuyển, nếu được Bộ GD-ĐT cho phép.

Thạc sĩ Hứa Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing, cho rằng lúc đầu, Bộ GD-ĐT đưa ra thông tin thí sinh thi cụm địa phương thì không được dùng kết quả thi để xét tuyển ĐH nhưng nay, vấn đề còn bỏ ngõ. Quan điểm của trường là nếu thí sinh thi chung đề thì không có lý do gì lại cấm cản các em cụm địa phương không được dùng kết quả thi để xét tuyển ĐH. Ở Đắk Nông hay Bình Phước hiện chưa có trường ĐH thì thí sinh sẽ thi tại địa phương, không thể vì quy định trên mà phải dồn về Bình Dương hay địa phương khác để thi. Hiện Bộ GD-ĐT chưa ban hành quy chế nhưng ông Tuấn cũng như nhiều chuyên gia giáo dục khác cho rằng bộ sẽ không thể cấm thí sinh thi cụm địa phương dùng kết quả này xét tuyển ĐH vì điều đó là vô lý.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng về nguyên tắc, Bộ GD-ĐT phải bảo đảm quyền lợi cho mọi thí sinh, dù các em thi cụm địa phương hay cụm do các trường ĐH tổ chức. “Vấn đề chính hiện nay, theo tôi, là ngay cả Bộ GD-ĐT cũng nghi ngờ kết quả thi do sở GD-ĐT địa phương tổ chức. Vậy tại sao bộ không giải quyết được nghi ngờ này mà đề ra cụm nọ, cụm kia?” - ông băn khoăn. TS Nguyễn Thiện Tống cũng cho rằng kỳ thi này trước tiên là nhằm xét tốt nghiệp THPT nên cứ để các địa phương tổ chức và bộ có những giải pháp bảo đảm tính trung thực, còn các trường ĐH dùng kết quả kỳ thi để xét tuyển hay có hình thức kiểm tra riêng thì tùy mỗi trường.

Nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi 2 trong 1 đã đặt ra từ lâu nhưng Bộ GD-ĐT vẫn tỏ ra lúng túng khi thực hiện. Với việc tạo ra 2 loại cụm thi, Bộ GD-ĐT đang tự làm khó mình, làm khó cho học sinh và cho cả các trường ĐH.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo