xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "Nữ sinh chống phá kỳ thi bằng Facebook": Đuổi học là phản giáo dục!

An Nhiên tổng hợp - Ảnh: Thúy Phương

(NLĐO) - Đau xót, bất bình là tâm trạng chung của rất nhiều bạn đọc Người Lao Động Online trước thông tin Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đuổi học 1 năm đối với nữ sinh lớp 8 ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh” trên Facebook.

img
"Tuyên ngôn học sinh" của em Vy trên Facebook
 
Ngày 17-12-2012, học sinh Nguyễn Thanh Vy (lớp 8/6 Trường THCS Lý Tự Trọng) đã dùng mạng xã hội Facebook với nick name “Kang sora” để ra lời kêu gọi “Tuyên ngôn học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng”. Cho rằng lời lẽ trong “tuyên ngôn” đã xuyên tạc lịch sử, xúc phạm giáo viên nặng nề cộng thêm hình phạt đuổi học 3 ngày trước đó do đánh nhau, ban giám hiệu Trường THCS Lý Tự Trọng đã quyết định đuổi học 1 năm đối với em Vy.

Hình phạt quá nặng

Theo dõi thông tin trên Người Lao Động Online, nhiều bạn đọc tỏ vẻ bất ngờ vì cách xử lý "quá nặng tay" của ban giám hiệu trường này.
 
Bạn đọc Trần Tùng cho rằng: Có câu “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Tuổi các em là tuổi hiếu động, nghịch
“... Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ học sinh nào, dù nam hay nữ, dù thằng giỏi hay thằng đần. Không chia mập gầy hay cao thấp. Hễ là học sinh thì phải làm mọi cách để thi tốt. Ai có sức dùng sức, ai có đầu dùng đầu. Không có sức, có đầu thì phải quay cóp, sử dụng tài liệu…Ai cũng phải ra sức chống bọn thầy cô, bọn phòng giáo dục. Giờ đứng lên đã đến. Ta phải chấp nhận hi sinh rất nhiều để vượt qua các kỳ thi, để không bị thi lại…Dù phải cày, dù phải trâu bò, dù cho nhan sắc tàn phai…, dù phải lừa thầy, phản bạn…nhưng…với tấm lòng sẵn sàng hi sinh…sẵn sàng chấp nhận bị đuổi học…thắng lợi nhất định về ta...”
(Trích đoạn “Tuyên ngôn học sinh” của em Vy)
phá. Ai trong chúng ta trải qua thời ấy cũng có vài lần nghịch dại nhưng mà quy chụp em ấy cái tội danh chống phá kỳ thi, rồi đuổi học đến 1 năm thì nặng quá!”.

Bạn đọc Phet bức xúc: “Tội nghiệp em này quá! Với tuổi này thì suy nghĩ chưa chín chắn, thậm chí tốt nghiệp ĐH còn chưa chín nữa mà! Lẽ ra nên giáo dục, khuyên bảo thì hay hơn. Đuổi thì dễ, dạy dỗ nên người mới là hay!”.

Còn theo bạn đọc Quang Minh, nhà trường quyết định kỷ luật là đúng nhưng mức đuổi học 1 năm thì quá nặng với một học sinh lớp 8. Ở tuổi này, các em thường biến động về tâm, sinh lý rất phức tạp nên hay có những phản ứng mang tính chống đối. Nếu nhà trường cương quyết đuổi một học sinh ở tuổi này chẳng may cuộc đời em bị trượt dài thì các thầy cô sẽ ân hận, đến khi muốn sửa sai đã muộn.

Nhiều bạn đọc cho biết đã từng đọc tuyên ngôn na ná như thế này từ thời chưa có Facebook, nội dung chủ yếu chỉ để bông đùa.
 
Một giáo viên tên Hương kể cách đây khoảng hơn 1 năm, học sinh trường cô đã nhắn tin với nhau cũng có nội dung như vậy vào trước khi thi. Do đó, "hành động của em Vy chẳng qua chỉ là bắt chước nên người lớn không nên quan trọng hóa vấn đề, có khi mang tính chụp mũ gán cho các em những lỗi lầm mà trong thực tế các em không hề có ý định như người lớn" - cô Hương nói.
 
Hãy cho em được đến trường!
 
img
Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam)

Không ít bạn đọc nhìn nhận em Vy có cách cư xử chưa đúng mực, nhận thức kém, có phần ngỗ ngược nhưng người lớn đang đòi hỏi quá mức ở một đứa trẻ mới học lớp 8. Nhiều bạn đọc đặt ngược lại vấn đề "8 năm qua nhà trường đã dạy những gì để bây giờ cô bé mới học lớp 8 đã có những phản ứng tiêu cực về cuộc sống và kích động đến như vậy?". Rõ ràng việc em Vy bị đuổi học không phải chỉ do em chưa ngoan mà cả nhà trường và gia đình cũng chưa làm tròn hết trách nhiệm của mình.

Bạn đọc Ly Trần nói: “Tuổi trẻ ai chưa từng bồng bột, điều quan trọng là nhà trường phải hướng đến lối sống và cách suy nghĩ hoàn thiện hơn. Nhà trường dạy chữ ngoài ra phải dạy tâm chứ? Nếu không cần gì phải sinh ra trường học?”.
 
Còn bạn đọc Nguyễn Cảnh Hưng cho rằng giáo dục con người không phải để con người đến với nhau bằng sự lạnh lùng, xa cách mà phải giáo dục bằng tình thương bởi chỉ có tình thương mới cảm hóa được con người.
Trường học sinh ra không chỉ để dạy dỗ những học sinh học giỏi, biết nghe lời mà chức năng quan trọng hơn là để uốn nắn, dạy cho các em những bài học làm người trước khi bước ra trường đời. Vì vậy, đuổi học là biện pháp phản giáo dục, thể hiện sự bất lực của nhà trường trước cái xấu.
 
img
Em Vy (bên phải) hiện chuyển đến sống với bà ngoại để phụ bà bán bún

Bạn đọc Nguyễn Minh Tiếp nêu ý kiến: "Nhà trường và gia đình cần ngồi lại với nhau để giúp em này vượt qua sai lầm thay vì đuổi học 1 năm. Làm như vậy em sẽ càng thấy bị cô lập và có thể hành động dại dột hơn ở cái tuổi này".
 
 “Thiết nghĩ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam nên vào cuộc, xem xét lại tất cả các tình tiết từ việc em Vy bị kỷ luật buộc nghỉ học 3 buổi... Kỷ luật một em học sinh quá dễ nhưng để rèn luyện, đào tạo một em học sinh thành một công dân tốt rất khó; nó đòi hỏi cái tâm, cái tầm và bầu nhiệt huyết của giáo viên” - bạn đọc C.T.T nói.
 
Đây cũng là bài học đầy xót xa đối với các bậc cha mẹ trong việc giáo dục con cái. “ Hiện nay nhiều thông tin xấu tốt lẫn lộn tràn ngập trên mạng. Các em còn quá nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai trái này. Giá như các bậc phụ huynh biết quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần của con, kiểm soát và hướng dẫn các em trong việc dùng các mạng xã hội thì sự việc đâu đến nông nỗi này!” - bạn đọc Minh Ánh chia sẻ.

 
Người trong cuộc nói gì?
 
Em Nguyễn Thanh Vy:
 
Trong thời gian bị đuổi học, ở nhà buồn quá nên em lên mạng và tình cờ thấy nội dung của bài “Tuyên ngôn học sinh trường THPT Thái Phiên 10 C1” huyện Thăng Bình trên Facebook với nickname Hưng Võ. Em đã copy bài đó xuống và thay thế Trường THPT Thái Phiên thành Trường THCS Lý Tự Trọng của mình.
 
Đến ngày 17-12, em mới đưa lên mạng và bị nhà trường phát hiện. Sau đó, có nhiều bạn trong lớp cũng copy và đưa lên Facebook của mình. “Em nghĩ người khác đã đưa tràn lan lên như vậy thì mình đưa lên mạng cho các bạn đọc cho vui, chứ không nghĩ là phá rối kỳ thi, xúc phạm thầy cô của trường”.
 
-------------------------------------------------------
 
Ông Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng:
 
Quyết định của trường để làm gương cho học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng và học sinh cả nước nói chung khi dùng mạng xã hội Facebook vào mục đích sai lệch đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Hội đồng kỷ luật đã nhất trí đưa ra 2 hình thức kỷ luật là đuổi học 1 năm hoặc đuổi học 1 tuần bằng biểu quyết công khai. Sau đó, Hội đồng kỷ luật có sự chứng kiến của công an phường An Sơn đã bỏ phiếu kín. Kết quả là 8/9 phiếu nhất trí đuổi học 1 năm đối với em Vy nên trường mới thực hiện

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo