xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục đại học thụt lùi, vì đâu? (*) Xa rời đào tạo với thực tế sản xuất

Võ Xuân Tiến (Nghiên cứu sinh tiến sĩ) Trường ĐH Kỹ thuật Chemnitz, CHLB Đức

Đã đến lúc Việt Nam cần một cơ chế, chính sách (luật hóa và có cơ sở pháp lý) để mở đường cho sự hợp tác đào tạo giữa các trường ĐH và các công ty

Những ngày đầu tiên của năm 2017 chợt trở nên sôi động với “Hội nghị Diên Hồng” về giáo dục ĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Sau đó, Báo Người Lao Động kịp thời làm diễn đàn Giáo dục ĐH thụt lùi, vì đâu? (từ số ra ngày 9-1) với nhiều ý kiến trăn trở của những người làm trong lĩnh vực giáo dục.

Thật ra, chúng ta không thể chối bỏ thực tế rằng hằng ngày, trên các giảng đường ĐH ở Việt Nam đang có rất nhiều giảng viên tâm huyết tìm cách truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít giảng viên, tôi tin là không biết chắc những gì đang giảng giải cho sinh viên vì có bao giờ thầy hoặc cô đã được trải nghiệm hay tiếp xúc thực tế về vấn đề đang trình bày cho sinh viên đâu.

Ngay bản thân tôi, khi còn là sinh viên, với cuốn giáo trình “Thiết kế phôi” được photocopy lại lần thứ n nào đó từ cuốn giáo trình gốc có tuổi đời có lẽ còn lớn hơn tuổi của tôi, đọc chữ được chữ mất và cố gắng hình dung ra cho được người ta đúc ra một chi tiết bằng kim loại như thế nào. Cho đến khi trở thành giảng viên đứng lớp, phải thú thật rằng tôi cũng chẳng tự tin khi trình bày về quá trình đúc kim loại cho sinh viên vì tôi có bao giờ được nhìn thấy nó đâu! Cho mãi tới sau này khi tôi đã tiếp xúc nhiều với thực tế sản xuất và mạnh dạn cùng sinh viên tổ chức các buổi làm khuôn cát, rồi đúc ra các chi tiết thực sự đã giúp không những sinh viên mà cả tôi học được rất nhiều điều bổ ích cũng như tự tin hơn khi giảng dạy trên lớp. Nếu có ý kiến gì đóng góp cho diễn đàn này nhằm góp phần tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, tôi chỉ xin mạo muội đóng góp một số ý kiến sau:

Đối với giảng viên: Phải có trải nghiệm thực tế, phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về môn học mình phụ trách thì mới bảo đảm được chất lượng của quá trình truyền thụ kiến thức trên lớp cho sinh viên. Như vậy, ngoài công tác giảng dạy, các nhà quản lý giáo dục ĐH cần có những cơ chế hoặc quy định để khuyến khích hoặc thậm chí bắt buộc giảng viên phải bảo đảm được trình độ chuyên môn cũng như năng lực nghề nghiệp thực tế (năng lực nghề nghiệp ở đây không nên hiểu là lao động chân tay đơn thuần mà phải hiểu là năng lực nghề nghiệp tương ứng với trình độ của giảng viên).


Sinh viên chủ yếu học lý thuyết mà thiếu thực tế ở các doanh nghiệpẢnh: Tấn Thạnh

Sinh viên chủ yếu học lý thuyết mà thiếu thực tế ở các doanh nghiệpẢnh: Tấn Thạnh

Đối với sinh viên: Ngoài việc học, đánh giá kiến thức trên lớp ra thì điều cần thiết là phải tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc với thực tế về ngành nghề mà sinh viên đang được đào tạo càng sớm càng tốt và càng nhiều càng tốt. Không có cách nào khác, các trường ĐH phải năng động hơn trong hợp tác với các công ty để tìm “nguồn” cho sinh viên trải nghiệm thực tế (hiện nay, chủ yếu là các công ty tìm đến các trường ĐH để tìm kiếm sự hợp tác mà hiếm khi các trường ĐH chủ động tìm đến các công ty đề nghị hợp tác).

Đối với chương trình/quá trình đào tạo: Ngoài việc học lý thuyết trên lớp và thực hành tại xưởng của trường thì nên có một quá trình thực tập tại các công ty (có thể theo mô hình Quality Aprenticeship như ở Mỹ do các công ty VW, BMW, Siemens kết hợp với các trường nơi địa phương công ty đặt nhà máy thực hiện). Thật ra, hiện hầu hết các chương trình giáo dục ĐH tại Việt Nam đều có nội dung về thực tập tại các công ty (thường là dưới hình thức thực tập tốt nghiệp) nhưng đa phần thời gian quá ngắn, từ 1 đến 3 tháng và hầu hết đều mang tính hình thức.

Nếu muốn cải thiện chất lượng của giai đoạn thực tập tốt nghiệp này thì không có cách nào khác ngoài việc nhà trường và doanh nghiệp nơi tiếp nhận sinh viên phải ngồi lại với nhau, đàm phán về nội dung, yêu cầu của giai đoạn thực tập để từ đó hai bên hiểu nhau hơn, hợp tác tốt hơn cũng như thống nhất về nội dung của đợt thực tập.

Giáo dục ĐH hiện nay tại Việt Nam đang thiếu đi sự kết nối với thực tế sản xuất, đào tạo phải gắn liền với sản xuất bởi vì nếu suy xét cho thấu đáo thì đào tạo là để phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực từ thực tế sản xuất của nền kinh tế nước nhà đặt ra.

Đã đến lúc Việt Nam cần một cơ chế, chính sách (luật hóa và có cơ sở pháp lý) để mở đường cho sự hợp tác đào tạo giữa các trường ĐH và các công ty, trong đó quy định rõ quyền lợi (miễn giảm thuế, tạo thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho công tác đào tạo…) và nghĩa vụ đóng góp (nếu không tham gia vào công tác đào tạo thì phải trả chi phí đào tạo khi tuyển dụng chẳng hạn) của các công ty trong việc tham gia vào quá trình đào tạo. Có như vậy, mới tạo động lực và sự công bằng cho các công ty tích cực tham gia vào công tác đào tạo nhân lực.

(*) Xem Diễn đàn Giáo dục đại học thụt lùi, vì đâu?

Bài kỳ trước: Tăng quy mô, hạ thấp chuẩn

Tăng chuẩn năng lực nghề nghiệp

Việt Nam đã thông qua chuẩn năng lực nghề nghiệp quốc gia với 8 bậc, trong đó bậc 5 tương đương với trình độ tốt nghiệp CĐ và bậc 6 tương đương với trình độ tốt nghiệp ĐH. Theo đề nghị của tôi, nên phân biệt rõ giữa Bachelor/Engineer (có thể là kỹ sư, cử nhân mới ra trường hoặc chưa có sự công nhận của hiệp hội nghề nghiệp) và Professional Engineer (kỹ sư đã được kiểm chứng, tức là được sự công nhận của các hiệp hội nghề nghiệp như hội kỹ sư cơ khí… sau khi trải qua kỳ thi sát hạch của hiệp hội nghề nghiệp đó hoặc đã trải qua các kỳ sát hạch năng lực chuyên môn do nhà nước tổ chức).

Nếu như theo chuẩn năng lực nghề nghiệp quốc gia, Bachelor/Engineer tương đương bậc 6 thì Professional Engineer nên tương đương bậc 7 (tương đương với thạc sĩ). Có như vậy thì mới khuyến khích được người lao động có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn của mình mà không cần phải chạy theo bằng cấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo