xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp Việt Nam: Đông nhưng chưa mạnh

HÀ LINH

Mức tăng nhanh nhất vẫn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tiếp đến là nông - lâm nghiệp, cơ khí, viễn thông

Theo FAST 500 (Danh sách 500 doanh nghiệp (DN) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2012) vừa được Công ty Đánh giá kinh tế Vietnam Report công bố, DN Việt Nam đang tăng nhanh chóng về quy mô và số lượng nhưng hiệu quả kinh doanh lại chưa tương xứng.

5 năm, số lượng tăng 2,7 lần

Báo cáo dẫn lại số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tính đến ngày 1-1-2012, Việt Nam có gần 342.000 DN đang tồn tại, tăng 216.500 DN và gấp 2,7 lần so với năm 2007, trong đó có 313.000 DN đang hoạt động. Tính theo doanh thu, sau hơn 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có khoảng 2.700 DN Việt Nam với quy mô trên 30 lao động đã thành công trong việc gia tăng quy mô gấp 2 lần.
 
img
Từ khi gia nhập WTO đến nay, số doanh nghiệp Việt Nam tăng 2,7 lần
nhưng chất lượng tăng chưa tương xứng. Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty Savimex. Ảnh: TẤN THẠNH
FAST 500 có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011 trung bình là 62,2%, cao hơn so với con số 59% của năm trước. Trong đó tốp 5 DN đứng đầu bảng tăng hơn 374% trong giai đoạn 2008-2011. Đây là giai đoạn tăng trưởng về quy mô khá tốt của khu vực DN Việt Nam, bất chấp những xáo trộn của nền kinh tế thế giới.

Nhưng trong số đó chỉ có khoảng 700 DN có mức gia tăng lợi nhuận tương ứng trong cùng giai đoạn. Như vậy, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lực lượng DN đã tăng khá mạnh về quy mô nhưng hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng. Mức tăng nhanh nhất vẫn là DN hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tiếp đến là nông - lâm nghiệp, cơ khí, viễn thông.

Mong ổn định vĩ mô

Trong giai đoạn đầu thi hành Luật DN 2005, Việt Nam đặt kỳ vọng đạt 500.000 DN vào năm 2010 và mục tiêu này đã đạt được. Tuy nhiên, số lượng DN đông nhưng chưa mạnh. Nguyên nhân không chỉ do kỹ năng quản trị, chất lượng lao động mà còn do môi trường kinh doanh có những thời điểm chưa thuận lợi.

Kết quả điều tra nhanh về thực trạng và tình hình khó khăn của khu vực DN do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2012 cho thấy có 6 yếu tố cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của DN. Đó là: lãi suất vay vốn quá cao; lạm phát cao và biến động thất thường; khả năng tiếp cận vốn khó khăn; chi phí vận tải cao; điện thiếu, cung cấp bất thường và thiếu ổn định chính sách.

Dù năm 2012 đã có 6 đợt giảm lãi suất huy động, với mức giảm từ 5%-9%, đưa mặt bằng lãi suất cho vay về mức bình quân của năm 2007 nhưng đến nay, DN vẫn khó làm ăn bởi giá vốn vẫn cao. Hiện lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên là 9%-12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 11%-15%/năm (ngắn hạn), 14,6%-17,5%/năm (trung và dài hạn).

Năm 2013, với mục tiêu điều hành lạm phát thấp hơn năm 2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất nhưng dư địa giảm lãi suất trong năm nay không còn nhiều vì giảm lãi suất không chỉ phải theo tín hiệu điều hành lạm phát mà còn vướng nợ xấu. Nợ xấu buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Nếu không xử lý được nợ, tín dụng sẽ bị đóng băng và vì thế không thể hạ được lãi suất để DN tiếp cận được vốn giá rẻ. Chỉ khi DN tiếp cận được vốn, sản xuất mới phục hồi và DN “sống” được thì mới tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo