xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm phí cảng để tăng cạnh tranh

HÀ LINH

Các nhà tài trợ khuyến nghị ngừng cấp phép mới cảng container

Theo đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài, 10 năm trước, cơ sở hạ tầng của Việt Nam là một trong những “nút cổ chai” kìm hãm sự phát triển kinh tế. Gần đây, vấn đề này tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm, đặc biệt là lĩnh vực cảng biển và điện.
 
img
Nếu giảm 30% thuế, phí cho tàu biển cập cảng, Việt Nam có thể thu hút lượng tàu gấp đôi.
Ảnh: TẤN THẠNH

Có thể thu hút lượng tàu gấp đôi

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp 2013 - một sự kiện trong khuôn khổ hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ, các nhà đầu tư đánh giá Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển trung chuyển container quốc tế tại khu vực Cái Mép - Thị Vải. Trung tâm này không chỉ có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước giảm được tổng chi phí vận chuyển thông qua việc giảm thời gian vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, giảm lưu kho mà còn hỗ trợ giảm chi phí trực tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần giảm phí cảng biển để tăng lợi thế cạnh tranh, thu hút hàng từ các trung tâm trung chuyển khác ở châu Á như Singapore và Hồng Kông. Theo ông Nguyễn Dũng (Maesj Lines Việt Nam), việc giảm chi phí để có lãi trong hoạt động vận tải biển đang là vấn đề cấp thiết nhưng chi phí vào khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cao hơn so với các nước trong khu vực. Năm 2012, Việt Nam thực hiện giảm 40% phí bảo đảm hàng hải,  phí trọng tải và giảm 50% phí hoa tiêu cho tàu mẹ cập cảng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải nhưng được các doanh nghiệp đánh giá là chưa đủ, cần giảm phí cho các loại tàu ghé ở tất cả các cảng biển. Một giả định cho thấy nếu giảm 30% thuế, phí cho tàu cập cảng, Việt Nam có thể thu hút lượng tàu gấp đôi và như vậy sẽ tăng thêm thu nhập thực tế.

Cần 12 năm để phục hồi?

Trước đề nghị này, Thứ trưởng Bộ GTVT  Trần Ngọc Đông cho biết nhìn chung, tổng phí cảng biển ở Việt Nam so với khu vực là thấp. Tuy nhiên, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ xem xét, cân đối tiếp tục giảm phí trong thời gian tới. Bộ GTVT cũng cho biết lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam có mức tăng trưởng 8%-10%. Năm 2012, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 250 triệu tấn trong khi công suất cảng biển Việt Nam đạt 350 triệu tấn/năm là phù hợp với quy hoạch và đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

Tuy nhiên, các nhà tài trợ khuyến nghị Chính phủ ngừng cấp phép mới cảng container, hạn chế hoạt động mở rộng các hạng mục cảng hiện có trong khu vực nội đô của các tỉnh phía Nam và thực hiện đóng cửa một số cảng container trên sông Sài Gòn. Công suất cảng container ở phía Nam hiện tại đã cao gấp đôi dung lượng thị trường khiến nhiều doanh nghiệp vận hành kho, bãi, cảng đang đứng bên bờ vực phá sản. Dự báo khoảng 12 năm nữa, ngành cảng biển mới phục hồi.

Chưa khuyến khích dự án điện

Theo phản ánh của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), một trong những bất cập của môi trường kinh doanh Việt Nam là giá điện, nước rẻ nhưng chất lượng điện áp không ổn định, ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Trong khi  Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh xây dựng các dự án nguồn điện thì thủ tục đầu tư còn nhiều vướng mắc. Cụ thể là Chính phủ quy định bảo lãnh bằng ngoại tệ chỉ bằng 30% tổng doanh thu. Tuy nhiên, chưa có dự án nào được tài trợ dựa trên bão lãnh ngoại tệ của Chính phủ ở mức này nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các dự án điện. Hiện nay, Chính phủ đã nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho một số dự án điện gió thông qua chính sách giá điện gió là 7,8 cent/KWh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo