xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi con số bị nhiễu

Hà Linh

Bệnh thành tích ở nhiều địa phương làm mất phương hướng trong giải pháp điều hành

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ số cơ bản để đánh giá “sức khỏe” nền kinh tế quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp điều hành phù hợp. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chỉ báo này có dấu hiệu sai lệch.

GDP địa phương gấp đôi cả nước!

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2013 và những điều chỉnh chiến lược” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức đầu tuần ở Hà Nội, nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra quan ngại về sự sai lệch con số thống kê GDP.
 
img
Số liệu GDP không chính xác sẽ dẫn đến nhiều trở ngại trong hoạch định phát triển kinh tế. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: Hồng Thúy

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), cho rằng con số GDP được công bố hằng năm không chính xác. Tỉnh nào cũng công bố GDP địa phương mình tăng cao, thậm chí đạt 2 chữ số, nhưng số liệu do Tổng cục Thống kê chỉ bằng một nửa. Cùng quan điểm này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Các con số của Việt Nam cứ thế nào ấy. Tôi không dám tin. Thế mà chúng ta lại đem số liệu này ra phân tích thì chắc là càng không đúng”. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cũng thắc mắc: “Tỉnh nào cũng tính GDP tăng hơn 10% nhưng GDP cả nước chỉ tăng 5%-6%, không biết GDP chạy đi đâu ?”. Nguyên nhân của tình trạng này được ông Vương Đình Huệ chỉ rõ là do cơ chế điều hành nền kinh tế đóng khung ở kinh tế cấp tỉnh trong khi quy hoạch vùng, liên kết vùng rất mờ nhạt.

Minh họa cho tính địa phương chia cắt, TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết có nơi sẵn sàng lập 2 nhà máy tại 2 bên dãy núi để tạo ra quy mô kinh tế cho 2 tỉnh khác nhau dù cả 2 nhà máy này thực chất nguồn nguyên liệu chỉ chung một dãy núi. Phân cấp như vậy thiếu yếu tố tạo vùng nhưng thừa yếu tố tạo quy mô riêng cho các địa phương. Theo Viện Khoa học Thống kê (Bộ KH-ĐT), tình trạng vênh số liệu GDP đã xảy ra cách đây nhiều năm với xu hướng GDP của trung ương cao hơn địa phương trong giai đoạn 2001-2003 và hiện nay là xu hướng ngược lại.

Xây dựng nguồn số liệu thống nhất

Nhiễu số liệu thống kê không chỉ làm trầm trọng thêm căn bệnh thành tích mà còn làm mất phương hướng trong giải pháp điều hành. GS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, cho rằng phải sửa căn bệnh thành tích ngay trong công tác làm chiến lược, nhìn thẳng vào yếu kém, không đổ lỗi cho khách quan và đặc biệt là không để tình trạng chia cắt nền kinh tế do yếu tố địa phương. Sở dĩ nhiều chỉ tiêu kinh tế của giai đoạn này không đạt là do sai lầm ngay từ công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch. Dấu hiệu khủng hoảng bắt đầu từ năm 2007, thực sự rõ nét từ năm 2009 nhưng chúng ta vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng cao 8%, một con số “rất viển vông” song vẫn cố đặt ra dù biết không thể thực hiện.

Theo các chuyên gia, số liệu thống kê phản ánh sai thực tế, đặc biệt là số liệu thống kê GDP, chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hoạch định chính sách không sát thực tế, thiếu khả thi cho cả thời điểm trước mắt và kế hoạch lâu dài.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ KH-ĐT cho biết đang triển khai thực hiện đề án khắc phục chênh lệch số liệu GDP giữa trung ương và địa phương. Trước mắt, cơ quan thống kê sẽ xây dựng nguồn số liệu để thống nhất sử dụng tính toán một số chỉ tiêu quan trọng, xây dựng quy trình tính GDP, giá trị sản xuất cho địa phương để thống nhất áp dụng trong cả nước nhằm tạo ra hệ số chung để so sánh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo