xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Apple tung chiêu miễn phí

Xuân Hạo

Apple tuyên bố toàn bộ phần mềm chủ yếu của hãng này được miễn phí. Đây là một “nước đi” lớn của Apple, cũng là thách thức với Microsoft

Trong sự kiện ra mắt sản phẩm vừa qua tại San Francisco - Mỹ, một công bố của Apple không gây nhiều chú ý như iPad Air và Macbook Pro nhưng lại rất quan trọng: Biến các phần mềm chủ đạo của hãng thành hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, đằng sau “nước đi” có vẻ mang tính phòng thủ này, Apple đã tung ra một lời tuyên chiến với chính Microsoft.

Phá vỡ truyền thống

Theo truyền thống của ngành công nghệ máy tính, có 2 cách để các công ty sản xuất phần cứng và phần mềm tạo lợi nhuận: Bán bản quyền hệ điều hành đi theo sản phẩm phần cứng hoặc khuyến khích người dùng mua các sản phẩm phần cứng mới để có thể xài được những phần mềm mới nhất.
img
Apple công bố bộ phần mềm làm việc iWork Nguồn: iMore

Cả Microsoft lẫn Apple đều không những tính phí cho các hệ điều hành máy tính của họ mà còn tính phí mỗi lần một phiên bản nâng cấp mới ra đời. Phiên bản trước đó của hệ điều hành máy tính Mac của Apple là Moutain Lion có giá 20 USD, trong khi một bản quyền hệ điều hành Microsoft Windows 8 có thể có giá 120-200 USD.

Mặt khác, các hệ điều hành di động thường miễn phí, kể cả các bản nâng cấp. Trong các hệ điều hành di động iOS, những tiện ích mang tính chất tính năng như lịch, thời tiết, ghi chú, theo dõi chứng khoán... được người dùng rất ưa thích và trở thành một tiêu chuẩn cho các hệ điều hành di động khác bắt chước. Các tiện ích công cụ như chỉnh sửa ảnh, video, nhạc, văn bản... dù tính phí nhưng có số lượng bán ra khổng lồ.

Chính nhờ sự thành công của mô hình di động với iPhone và iPad, Apple đã nhận ra thực tế rằng phần mềm là điểm thu hút để bán sản phẩm phần cứng. Do vậy, việc biến các phần mềm này thành miễn phí là tạo ra một giá trị lớn thu hút người dùng mua sản phẩm phần cứng của họ.

Apple và khách hàng đều lợi

Đối với Micorsoft - một công ty phần mềm - cách thức kiếm lợi nhuận từ bán bản quyền hệ điều hành Windows đi theo phần cứng đã nằm trong máu của họ từ khi thành lập. Mô hình kinh doanh ấy đã chứng tỏ là rất hiệu quả, biến hãng công nghệ này thành một “kẻ độc tài” thống lĩnh thị phần toàn bộ ngành máy tính cá nhân trong thời gian dài.

Các phần mềm văn phòng Microsoft Office và những dịch vụ đi kèm cũng là “con gà đẻ trứng vàng” cho Microsoft, khi mà chúng chỉ hoạt động trên nền Windows do hãng này nắm giữ.

Tuy nhiên, mô hình của Microsoft cũng có điểm yếu của nó, bởi mỗi bản nâng cấp hệ điều hành đều bị tính phí. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng “phân mảnh” trong thị trường máy tính cá nhân vận hành Windows. Đôi khi một phiên bản hệ điều hành Windows hoàn toàn mới ra đời đã lâu nhưng các phiên bản cũ vẫn còn được sử dụng khắp nơi, tiến độ nâng cấp nhiều lúc rất chậm (Windows XP chẳng hạn).

Hiện nay, một thị phần nhỏ của Windows bị xâm chiếm bởi các hệ điều hành khác như Linux và OS X của Apple. Trong khi đó, các dịch vụ nền web có tính năng có thể thay thế được các bộ phần mềm của Microsoft cũng đang dần trở nên phổ biến (Gmail/Yahoo Mail, Google Drive…). Tâm lý chung trong giới người dùng là ngày càng muốn phần mềm, dịch vụ rẻ hơn và túi tiền của họ đáng để dành chi cho các sản phẩm phần cứng chất lượng cao hơn.

Bất chợt, chiêu bài phần mềm miễn phí của Apple được đưa vào cuộc. So với mức giá khá cao của hệ điều hành Windows (120-200 USD) và các bộ phần mềm Office (Office 365 giá 99 USD/năm), lựa chọn miễn phí từ Apple bỗng trở nên rất hấp dẫn người dùng. Ngoài ra, mô hình kinh doanh của Apple rất khác với Microsoft, vì họ không bán bản quyền hệ điều hành mà chỉ sử dụng chúng cho chính sản phẩm phần cứng của mình. Vì vậy, Apple có khả năng điều khiển các sản phẩm phần cứng của mình dễ dàng hơn nhiều.

Điều đó bảo đảm hầu như tất cả máy Mac và Macbook đều được nâng cấp hệ điều hành, nâng cao chất lượng. Việc làm này hợp với tiêu chí tạo ra sự tích hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm mà CEO của Apple - Tim Cook - muốn mang lại cho khách hàng.

Microsoft “đau đầu”

Không rõ liệu nước đi này của Apple có gây ảnh hưởng về lâu dài cho thị trường phần cứng máy tính hay không nhưng hiện tại, hãng này đã thành công trong việc giữ vững vị thế là một thương hiệu chất lượng, giá trị cao trên thị trường. Họ cũng đã làm cho Microsoft “đau đầu”, nhất là khi thị phần của hãng này đã đạt độ bão hòa và đang có chiều hướng đi xuống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo