xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo quản trái cây bằng chế phẩm sinh học chitosan

Văn Tú

Thời gian bảo quản kéo dài gấp 3 so với bình thường và có thể ứng dụng trên diện rộng với khối lượng trái cây lớn

Từ chế phẩm sinh học chitosan được sản xuất từ vỏ tôm (chất thải của các nhà máy chế biến thủy sản), qua gần 4 tháng nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Toàn, sinh viên Phạm Võ Minh Thiện, khoa công nghệ sinh học Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TPHCM), đã nghiên cứu thành công quy trình ứng dụng chế phẩm này để bảo quản các loại trái cây phổ biến hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là chuối.

img
Chuối mau bị mốc khi bảo quản bằng cách thông thường.  Ảnh: M.T

Dùng phương pháp phun sương


Xuất phát từ thực tế sinh hoạt hằng ngày, Phạm Võ Minh Thiện nhận thấy chuối rất dễ bị mất độ tươi, độ ngọt tự nhiên và thối rữa sau vài ngày được mua về từ các cửa hàng rau quả. Anh Thiện mong rằng một ngày nào đó có thể khắc phục tình trạng nhanh thối rữa của loại trái cây này.


Bước đầu tiên, anh Thiện phân loại và định danh các loại vi khuẩn và nấm “chuyên” gây thối rữa thực phẩm nói chung, trái cây nói riêng như nấm mốc aspergillus niger, vi khuẩn gram âm - pseudomonas aeruginosa và vi khuẩn gram dương - staphylococcus aureus. Bước tiếp theo là tìm ra phương pháp hạn chế khả năng xâm thực và gây hại của các đối tượng này bằng chế phẩm sinh học chitosan.


Chế phẩm sinh học chitosan được tạo ra bằng cách hòa tan 1 g chitosan trong axít axetic loãng 1% và dùng làm dung dịch gốc (hay còn gọi là dung dịch nguyên). Tùy theo loại trái cây và chủng vi sinh vật gây nhiễm mà pha dung dịch nguyên thành các dung dịch thứ cấp có nồng độ khác nhau để ứng dụng cho việc bảo quản. Sau đó, dùng phương pháp phun chế phẩm sinh học chitosan lên bề mặt trái cây. Ưu điểm của phương pháp này là kéo dài thời gian bảo quản độ tươi của chuối gấp 3 lần so với các mẫu chuối làm đối chứng (không ứng dụng chế phẩm sinh học chitosan). Ngoài ra, nhờ dùng phương pháp phun sương lên trái cây nên có thể ứng dụng phương pháp này trên diện rộng và với khối lượng trái cây lớn.

img
Chuối tươi lâu nhờ sử dụng chế phẩm sinh học chitosan để bảo quản. Ảnh: M.T

Ứng dụng cho nhiều loại trái cây


TS Nguyễn Văn Toàn cho biết vì chitosan được tạo ra từ nguồn vỏ tôm nên giá thành nguyên liệu không cao. Hơn nữa, từ kết quả thử nghiệm trên trái chuối và nhờ tính an toàn sinh học cao, chế phẩm sinh học chitosan có thể ứng dụng tốt cho tất cả loại trái cây. Vì chuối rất dễ bị thối rữa trong điều kiện bảo quản bình thường nên đã được chọn đưa vào nghiên cứu.


Đề tài nghiên cứu nói trên cũng là đồ án tốt nghiệp ĐH của sinh viên Phạm Võ Minh Thiện (Xác định khả năng kháng khuẩn của chế phẩm sinh học chitosan đối với các loại vi khuẩn, nấm, nấm mốc gây thối rữa trên các loại trái cây thường gặp), vừa được bảo vệ thành công.


Tuy từ phòng thí nghiệm ra thực tế còn phải nghiên cứu, hoàn thiện thêm nhưng công trình nghiên cứu của anh Thiện đã đem lại hy vọng cho các nhà vườn trong việc kéo dài thời gian bảo quản trái cây một cách an toàn, đặc biệt là trái cây xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo