xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ ngỏ tài sản ảo

Luật sư TRẦN HỒNG PHONG

Những tài sản trên internet hoàn toàn có thể mua bán, khai thác kinh doanh và thừa kế nhưng hành lang pháp lý vẫn còn thiếu.

Tư liệu trên Facebook, blog là sản phẩm trí tuệ, tài sản của cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề mua bán, thừa kế loại tài sản khá đặc biệt này đang được thực thi một cách tự do, không kiểm soát và tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

Kho tài sản khổng lồ

Mọi người thường đưa lên Facebook hay blog của mình không giới hạn những thông tin như ngày sinh, ảnh cá nhân, tác phẩm văn thơ, ảnh nghệ thuật, đoạn phim, clip ca nhạc... Rất nhiều sáng tác lần đầu được đưa lên Facebook hay YouTube sau đó được xuất bản chính thức, đem lại tiền bạc, danh tiếng cho tác giả.
 
img

Có nhiều trang Facebook giả mạo danh tiếng để trục lợi nên nghệ sĩ Hoài Linh buộc phải cảnh báo

Chính sự tiện ích do công nghệ mang lại nên vài năm trở lại đây, ở Việt Nam, đa số bạn trẻ và thậm chí người lớn tuổi đều có trang Facebook hoặc blog riêng. Tuy nhiên, hiện chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh những hành vi phát sinh như giả mạo, sử dụng thông tin không xin phép… nhằm trục lợi.

Mới đây, tháng 6-2013, báo chí đưa tin Chelsea Chaney (sinh viên Đại học Georgia - Mỹ) đã đâm đơn kiện trường cũ của cô. Chelsea kiện đòi số tiền lên tới 2 triệu USD vì trường đã tự ý lấy một bức ảnh chụp cô mặc đồ bơi 2 mảnh đăng trên Facebook của mình khi giới thiệu về trường.

Cuối tháng 4-2013, nghệ sĩ Hoài Linh thông báo: “Vì có nhiều điều không hay từ những trang giả mạo, Hoài Linh không muốn khán giả của mình bị lừa nên tạm thời xin phép đóng trang Facebook…”. Một tuần sau, Hoài Linh mới chính thức mở lại Facebook.

Trước đó, hoa hậu Mai Phương Thúy cũng cho biết có một số trang Facebook giả mạo cô để bán hàng, bán quảng cáo khiến người đẹp này không ít lần khốn đốn vì bị hiểu nhầm. Mai Phương Thúy từng liên hệ với các trang mạo danh yêu cầu ngừng hoạt động. Tuy nhiên, các trang này còn “dọa” ngược: Muốn “chuyển nhượng lại” thì phải trả tiền (!).

Có thể nói trên internet đang có một kho tư liệu khổng lồ với giá trị cũng khổng lồ và đang ngày càng tăng theo thời gian. Những tư liệu mà nhiều người nghĩ là “ảo” này thực sự là “tài sản” theo đúng ý nghĩa pháp lý, là sản phẩm của trí tuệ nên người chủ có quyền sở hữu và quyền tác giả (gồm quyền nhân thân và quyền tài sản), được pháp luật bảo vệ.

Đó là chưa nói đến đến “giá trị thương hiệu” nếu là một trang nổi tiếng. Trên thực tế, có những trang Facebook cá nhân có tầm ảnh hưởng và tác động, kết nối hàng triệu người, không thua kém một tờ báo hay một kênh TV thông thường. Những trang cá nhân này thực sự là một “kho vàng” khi có thể tạo ra những khoản lợi nhuận khổng lồ. Chẳng hạn, đầu năm 2011, BBC đưa tin tại Mỹ, một blogger đã bán trang blog của mình với giá tới 350 triệu USD cho một công ty truyền thông.

Khoảng trống pháp luật

Một vấn đề pháp lý đặt ra là sau khi người chủ qua đời thì khối tài sản hiện hữu trên internet sẽ thuộc về ai?

Tháng 4-2013, Google đã đưa ra quy định của mình về vấn đề này bằng cách cho ra mắt tính năng giúp người dùng có quyền quyết định cách xử lý thông tin, tư liệu khi họ qua đời hoặc “chia tay” với các mạng xã hội trực tuyến của Google như thư điện tử Gmail, Google Plus, YouTube, dịch vụ chia sẻ ảnh Picasa và Blogger.

Theo đó, người dùng sẽ có quyền lựa chọn hình thức tự động xóa dữ liệu sau một thời gian dài không sử dụng hoặc chuyển “quyền thừa kế” cho một cá nhân khác được xác định trước. Người thừa kế này sẽ được nhận các dữ liệu mà người dùng dịch vụ của Google đăng tải khi còn sống.

Tuy vậy, quy định như trên cũng chỉ là phần “ngọn” của vấn đề và vẫn còn rất đơn giản, chưa giải quyết được một cách rốt ráo vấn đề quyền thừa kế, quyền tài sản trên internet.

Về pháp luật, hiện Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể về vấn đề trên. Đối với những mạng xã hội như Facebook, YouTube,  tuy hoạt động rầm rộ nhưng thực chất cũng chưa đăng ký hoạt động một cách chính thức tại Việt Nam. Do vậy, giả sử nếu có tranh chấp về quyền sử dụng hay khai thác những thông tin, tư liệu trên Facebook, hầu như không có cơ sở để giải quyết.
 

Trang Facebook vô chủ

Tháng 5-2013, tại TP HCM, một cô gái đã bị người yêu cũ giết hại. Trên trang Facebook của cô và cả người bạn trai (đã bị bắt) vẫn đang tồn tại rất nhiều thông tin, hình ảnh mà nay đã là “tài sản thừa kế”, nhạy cảm... Nhiều người, kể cả các đơn vị truyền thông, đã tự ý lấy hình ảnh từ 2 trang Facebook cá nhân này sử dụng, phát tán.

Về nguyên tắc, những hình ảnh cá nhân thuộc về cô gái. Nếu cô qua đời, chúng thuộc về những người thừa kế của cô. Thế nhưng, thực tế hiện nay dù có muốn, cha mẹ cô cũng không thể ngăn chặn hay xử lý. Những trang Facebook như vậy đã vô tình trở thành vô chủ, lơ lửng trôi dạt ngoài tầm kiểm soát của pháp luật.


 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo